Tu hành đúng chánh Phật pháp

http://tuhanhdungchanhphatphap.net


Các Pháp Đưa Đến Địa Ngục

Thành tựu với thân làm ác, với lời nói ác, với ý nghĩ ác, với tà kiến... như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.


 
Thành tựu các pháp sau sẽ tương xứng bị rơi vào địa ngục:
 
* Thành tựu với thân làm ác, với lời nói ác, với ý nghĩ ác, với tà kiến.
 
* Thành tựu với không biết ơn, không biết trả ơn.
 
* Thành tựu với sát sinh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo.
 
* Thành tựu với tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp.
 
* Thành tựu với tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định.
 
* Thành tựu với thấy nói không thấy, nghe nói không nghe, có cảm giác nói không có cảm giác, có thức tri nói không thức tri.
 
* Thành tựu với không có lòng tin, với ác giới, với không xấu hổ, với không sợ hãi, biếng nhác, liệt tuệ.
  
Thành tựu các pháp sau sẽ tương xứng được sinh lên cõi trời:
 
* Thành tựu với thân làm thiện, với lời nói thiện, với ý nghĩ thiện, với chánh tri kiến.
 
* Thành tựu với biết ơn, biết trả ơn.
 
* Thành tựu với từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo.
 
* Thành tựu với chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp.
 
* Thành tựu với chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
 
* Thành tựu với thấy nói có thấy, nghe nói có nghe, có cảm giác nói có cảm giác, có thức tri nói có thức tri.
 
* Thành tựu với lòng tin, với có giới, với xấu hổ, với sợ hãi, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ.
 
Tóm tắt từ:
Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Bốn Pháp - Phẩm 22, 23.

**************************************************

Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Bốn Pháp - Phẩm 22, 23

 
XXII. Phẩm Ô Uế
 
(I) (211) Chúng
 
1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn ô uế hội chúng này. Thế nào là bốn?
 
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo ác giới, theo ác pháp, làm ô uế hội chúng; này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo-ni ác giới, theo ác pháp, làm ô uế hội chúng; này các Tỷ-kheo, có nam cư sĩ ác giới, theo ác pháp, làm ô uế hội chúng; này các Tỷ-kheo, có nữ cư sĩ ác giới, theo ác pháp, làm ô uế hội chúng!
 
Này các Tỷ-kheo, có bốn ô uế hội chúng này.
 
2. Này các Tỷ-kheo, có bốn thanh tịnh hội chúng này. Thế nào là bốn?
 
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo có giới, theo thiện pháp, làm thanh tịnh hội chúng; này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo-ni có giới, theo thiện pháp, làm thanh tịnh hội chúng; này các Tỷ-kheo, có nam cư sĩ có giới, theo thiện pháp, làm thanh tịnh hội chúng; này các Tỷ-kheo, có nữ cư sĩ có giới, theo thiện pháp, làm thanh tịnh hội chúng.
 
Này các Tỷ-kheo, có bốn thanh tịnh hội chúng này.
 
(II) (212) Tà Kiến
 
1.- Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là bốn?
 
Với thân làm ác, với lời nói ác, với ý nghĩ ác, với tà kiến.
 
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
 
2. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là bốn?
 
Thành tựu với thân làm thiện, với lời nói thiện, với ý nghĩ thiện, với chánh tri kiến.
 
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.
 
(III) (213) Không Biết Ơn
 
1.- Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là bốn?
 
Thành tựu với thân làm ác, với lời nói ác, với ý nghĩ ác, với không biết ơn, không biết trả ơn.
 
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
 
2. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là bốn?
 
Thành tựu với thân làm thiện, với lời nói thiện, với ý nghĩ thiện, biết ơn, biết trả ơn.
 
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.
 
(IV) (214) Sát Sanh
 
(Như kinh 213, chỉ khác là bốn pháp khác: Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo; từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo).
 
(V) (215) Con Ðường (1)
 
(Như kinh 213, các pháp được đề cập đến là tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, và chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp).
 
(VI) (216) Con Ðường (2)
 
(Như kinh 213, các pháp được đề cập đến là tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, và chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định).
 
(VII) (217) Cách Thức Nói (1)
 
(Như kinh 213, các pháp được đề cập là không thấy nói thấy, không nghe nói nghe, không cảm giác nói có cảm giác, không thức tri nói có thức tri; không thấy nói không thấy, không nghe nói không nghe, không cảm giác nói không có cảm giác, không thức tri nói không có thức tri)
 
(VIII) (218) Cách Thức Nói (2)
 
(Như kinh 213, các pháp được đề cập là thấy nói không thấy, nghe nói không nghe, có cảm giác nói không có cảm giác, có thức tri nói không thức tri; thấy nói có thấy, nghe nói có nghe, có cảm giác nói có cảm giác, có thức tri nói có thức tri).
 
(IX) (219) Không Xấu Hổ
 
1.- Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là bốn?
 
Thành tựu với không có lòng tin, với ác giới, với không xấu hổ, với không sợ hãi.
 
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
 
2. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là bốn?
 
Thành tựu với lòng tin, với có giới, với xấu hổ, với sợ hãi.
 
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.
 
(X) (220) Với Liệt Tuệ
 
(Như kinh trên, các pháp được đề cập như sau: không có lòng tin, ác giới, biếng nhác, liệt tuệ; có lòng tin, có giới, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ).
 
XXIII. Phẩm Diệu Hạnh
 
(I) (221) Diệu Hạnh
 
1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn lời ác hành này. Thế nào là bốn?
 
Nói láo, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm.
 
Này các Tỷ-kheo, có bốn lời ác hành này.
 
2. Này các Tỷ-kheo, có bốn lời thiện hành này. Thế nào là bốn?
 
Nói thật, không nói hai lưỡi, nói lời nhu nhuyến, nói lời thông tuệ.
 
Này các Tỷ-kheo, có bốn lời thiện hành này.
 
(II) (222) Kiến
 
1. – Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si, không thông minh, không phải Chân nhân, tự mình xử sự như một kẻ mất gốc, không có sinh khí, có tội, bị các người trí quở trách, và tạo nhiều vô phước. Thế nào là với bốn?
 
Với thân làm ác, với lời nói ác, với ý nghĩ ác, với tà kiến.
 
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si, không thông minh, không phải Chân nhân, tự mình xử sự như một kẻ mất gốc, không có sinh khí, có tội, bị các người trí quở trách, và tạo nhiều vô phước.
 
2. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một kẻ mất gốc, một kẻ có sinh khí, không có tội, không bị các người trí quở trách, và tạo nhiều phước đức. Thế nào là với bốn?
 
Với thân làm thiện, với lời nói thiện, với ý nghĩ thiện, với chánh tri kiến.
 
(III) (223) Vô Ơn
 
(như kinh trên, các pháp được đề cập là thân làm ác, lời nói ác, ý nghĩ ác, không biết ơn, không trả ơn; thân làm thiện, lời nói thiện, ý nghĩ thiện, biết ơn, trả ơn).
 
(IV) (224) Sát sanh
 
(như kinh trên, các pháp được đề cập là: sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo; từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo).
 
(V) (225) Con Ðường
 
Có tà kiến, có tà tư duy, có tà ngữ, có tà nghiệp; Có chánh kiến, có chánh tư duy, có chánh ngữ, có chánh nghiệp.
 
Có tà mạng, có tà tinh tấn, có tà niệm, có tà định; Có chánh mạng, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định.
 
(VI) (226) Cách Thức Nói (1)
 
… Không thấy nói thấy, không nghe nói nghe, không cảm giác nói có cảm giác, không tri thức nói có tri thức; không thấy nói không thấy.., không nghe nói không nghe.., không cảm giác nói không có cảm giác…, không tri thức nói không có tri thức.
 
(VII) (227) Cách Thức Nói (2)
 
Có thấy nói không thấy, nghe nói không nghe, cảm giác nói không cảm giác, tri thức nói không tri thức; thấy nói có thấy.., nghe nói có nghe.., cảm giác nói có cảm giác…, tri thức nói có tri thức.
 
(VIII) (228) Không Xấu Hổ
 
… không có lòng tin, … ác giới, không xấu hổ, và không sợ hãi … có lòng tin, … có giới, có xấu hổ, có sợ hãi …
 
(IX) (229) Liệt Tuệ
 
… không có lòng tin, ác giới, biếng nhác, liệt tuệ … có lòng tin, có giới, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ.
 
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một kẻ mất gốc, có sinh khí, không có tội, không bị các người trí quở trách, và tạo nhiều phước đức.
 
(X) (230) Các Thi Sĩ
 
– Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng thi sĩ này. Thế nào là bốn?
 
Thi nhân có tưởng tượng, thi nhân theo truyền thống, thi nhân có lý luận, thi nhân có biện tài.
 
Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng thi sĩ này.
 
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây