MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON
BA CÂY CHỤM LẠI NÊN HÒN NÚI CAO

Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Hai Pháp - Phẩm 7, 8, 9, 10, 11

Thứ bảy - 16/12/2023 13:49


 
VII. Phẩm Lạc
 
1.- Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc tại gia và lạc xuất gia. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc xuất gia.
 
2. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Dục lạc và viễn ly lạc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là viễn ly lạc.
 
3. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc sanh y và lạc không sanh y. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc không sanh y.
 
4-12. ... (như trên, chỉ đổi" lạc có lậu hoặc và lạc không có lậu hoặc" ... "lạc thuộc tài vật và lạc không thuộc tài vật" ... "lạc bậc Thánh và lạc không phải bậc Thánh" ... "lạc thuộc thân và lạc thuộc tâm" ... "lạc có hỷ và lạc không hỷ" ... "lạc có hân hoan và lạc có xả" ... "lạc có định và lạc không có định" ... "lạc với sở duyên có hỷ và lạc với sở duyên không có hỷ" ... "lạc với sở duyên có hân hoan và lạc với sở duyên có xả" ...
 
13. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc với sở duyên thuộc sắc và lạc với sở duyên thuộc vô sắc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc với sở duyên thuộc vô sắc.
 
VIII. Phẩm Tướng
 
1. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có tướng, không phải không có tướng. Do đoạn tận chính tướng ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
 
2. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có nhân duyên, không phải không có nhân duyên. Do đoạn tận chính nhân duyên ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
 
3. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có nhân, không phải không có nhân. Do đoạn tận chính nhân ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
 
4. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có các hành, không phải không có các hành. Do đoạn tận chính các hành ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
 
5. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có duyên, không phải không có duyên. Do đoạn tận chính duyên ấy, các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
 
6-9. ... có sắc, không phải không có sắc ... có thọ, không phải không có thọ ... có tưởng, không phải không có tưởng ... có thức, không phải không có thức ...
 
10. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có sở duyên hữu vi, không phải không có sở duyên hữu vi. Do đoạn tận hữu vi ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
 
IX. Phẩm Các Pháp
 
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
 
... Cũng vậy đối với các pháp kế tiếp như:
2. Tinh tấn và nhất tâm.
3. Danh và sắc.
 
4. Minh và giải thoát.
 
5. Hữu kiến và vô hữu kiến.
 
6. Vô tàm và vô quý.
 
7. Tàm và quý.
 
8. Khó nói và ác hữu.
 
9. Dễ nói và thiện hữu.
 
10. Giới thiện xảo và tác ý thiện xảo.
 
11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phạm thiện xảo và xuất Phạm thiện xảo. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
 
X. Phẩm Kẻ Ngu
 
1-20 Kẻ Ngu
 
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người mang gánh nặng chưa đến và người không mang gánh nặng đã đến. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
 
2. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người mang gánh nặng đã đến và người không mang gánh nặng chưa đến. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
 
3. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là hợp pháp đối với việc không hợp pháp, và người tưởng là không hợp pháp đối với việc hợp pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
 
4. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là không hợp pháp đối với việc không hợp pháp, và người tưởng là hợp pháp đối với việc hợp pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
 
5. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là có phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc có phạm tội. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
 
6. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là không phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là phạm tội đối với việc có phạm tội. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
 
7. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là đúng pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc đúng pháp. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
 
8. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là phi pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là đúng pháp đối với việc đúng pháp. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
 
9. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là đúng luật đối với việc phi luật, và người tưởng là phi luật đối với việc đúng luật. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
 
10. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là phi luật đối với việc phi luật, và người tưởng là đúng luật đối với việc đúng luật. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
 
11. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người lo lắng những việc không đáng lo lắng, và người không lo lắng những việc đáng lo lắng. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
 
12. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người không lo lắng những việc không đáng lo lắng, và người lo lắng những việc đáng lo lắng. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
 
13. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng phép đối với việc không đúng phép, và người tưởng là không đúng phép đối với việc đúng phép. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
 
14. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng phép đối với việc đúng phép, và người tưởng là không đúng phép đối với việc không đúng phép. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
 
15. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là có phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc có phạm tội. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
 
16. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là có phạm tội đối với việc có phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc không phạm tội. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
 
17. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc đúng pháp. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
 
18. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng pháp đối với việc đúng pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc phi pháp. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
 
19. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng luật đối với việc phi luật, và người tưởng là phi luật đối với việc đúng luật. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
 
20. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng luật đối với việc đúng luật, và người tưởng là phi luật đối với việc phi luật. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
 
XI. Phẩm Các Hy Vọng
 
1-12 Hy Vọng
 
1.- Có hai hy vọng này, này các Tỷ-kheo, khó được từ bỏ. Thế nào là hai? Hy vọng được lợi dưỡng và hy vọng được sống. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai hy vọng khó được từ bỏ.
 
2. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai? Người thi ân trước và người biết nhớ ơn đã làm. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời.
 
3. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai? Người thỏa mãn và người làm người khác thỏa mãn. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời.
 
4. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó làm cho thỏa mãn. Thế nào là hai? Người cất chứa các lợi dưỡng và người phung phí các lợi dưỡng. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, là hai hạng người khó làm cho thỏa mãn.
 
5. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, dễ làm thỏa mãn. Thế nào là hai? Người không cất chứa các lợi dưỡng và người không phung phí các lợi dưỡng. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, là hai hạng người dễ làm thỏa mãn ở đời.
 
6. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tham sanh khởi. Thế nào là hai? Tịnh tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tham sanh khởi.
 
7. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến sân sanh khởi. Thế nào là hai? Chướng ngại tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến sân sanh khởi.
 
8. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tà kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tà kiến sanh khởi.
 
9. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến chánh kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến chánh kiến sanh khởi.
 
10. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm . Thế nào là hai? Tội phạm nhẹ và tội phạm nặng. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
 
11. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm. Thế nào là hai? Tội phạm thô trọng và tội phạm không thô trọng. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
 
12. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm. Thế nào là hai? Tội phạm có dư tàn và tội phạm không có dư tàn. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
 
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây