MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON
BA CÂY CHỤM LẠI NÊN HÒN NÚI CAO

BỐ THÍ, LÀM CÁC LỄ CÚNG CHO NGƯỜI CHẾT, CÓ LỢI ÍCH GÌ?  

  •   24/03/2025 12:47:49 PM
  •   Đã xem: 4
  •   Phản hồi: 0

… Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến.

Người ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc.

Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh cộng trú với các loài voi… ngựa… bò… các loài gia cầm. Vị ấy tại đấy, được các món ăn, các đồ uống, vòng hoa, các đồ trang sức khác.

Vì rằng, này Bà-la-môn, có sát sanh, có lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, có nói láo, có nói hai lưỡi, có nói lời độc ác, có nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào cộng trú với các loài gia cầm.

Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn với các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc, nên tại đấy vị ấy được đồ ăn, đồ uống, vòng hoa, các loại trang sức khác…

TỊNH HẠNH CHÂN CHÁNH

  •   22/03/2025 11:49:40 AM
  •   Đã xem: 9
  •   Phản hồi: 0

Tịnh hạnh: hay phạm hạnh, thánh hạnh, là lối sống trong sạch, thanh tịnh, minh triết.

… Ở đây, này Cunda, có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!”.

Có người có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: “Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại!”.

Lại có người có tà kiến, có tưởng điên đảo, như: “Không có bố thí, không có cúng dường, không có tế lễ, các hành vi thiện ác không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”.

Như vậy, này Cunda, không tịnh hạnh về ý có ba…

NGHIỆP SANH KHỞI, NGHIỆP ĐOẠN DIỆT DO NHÂN DUYÊN GÌ?

  •   21/03/2025 10:24:45 AM
  •   Đã xem: 13
  •   Phản hồi: 0

Này các Tỷ-kheo, Ta nói sát sanh… lấy của không cho… tà hạnh trong các dục… nói láo… nói hai lưỡi… nói lời độc ác… nói lời phù phiếm… tham dục… sân… tà kiến… có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, tham là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi, sân là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi, si là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi.

Do tham đoạn diệt, là nhân duyên cho nghiệp đoạn diệt, do sân đoạn diệt, là nhân duyên cho nghiệp đoạn diệt, do si đoạn diệt, là nhân duyên cho nghiệp đoạn diệt.

THIỆN LƯƠNG VÀ KHÔNG THIỆN LƯƠNG

  •   20/03/2025 11:28:38 AM
  •   Đã xem: 15
  •   Phản hồi: 0

Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầy về lành và không lành. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

Này các Tỷ-kheo, thế nào là không lành?

Tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, tà trí, tà giải thoát.

Này các Tỷ-kheo, như vậy là không lành.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lành?

Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lành.

CÁC PHÁP THANH TỊNH

  •   19/03/2025 09:37:14 AM
  •   Đã xem: 13
  •   Phản hồi: 0

Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh, trong sáng, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?

Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát.

BỜ BÊN NÀY, BỜ BÊN KIA

  •   18/03/2025 11:43:42 AM
  •   Đã xem: 11
  •   Phản hồi: 0

Tà kiến, này Bà-la-môn, là bờ bên này, chánh kiến là bờ bên kia. Tà tư duy là bờ bên này, chánh tư duy là bờ bên kia. Tà ngữ… chánh ngữ… Tà nghiệp… chánh nghiệp… Tà mạng… chánh mạng… Tà tinh tấn… chánh tinh tấn… Tà niệm… chánh niệm… Tà định… chánh định… Tà trí… chánh trí… Tà giải thoát, này Bà-la-môn, là bờ bên này, chánh giải thoát là bờ bên kia.

Này Bà-la-môn, đây là bờ bên này, đây là bờ bên kia:

Ít người giữa nhân loại,
Ðến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại,
Xuôi ngược chạy bờ này.

Những ai hành trì pháp,
Theo Chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma giới khó thoát.

Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Sống viễn ly khổ lạc.

Hãy cầu vui Niết-bàn,
Bỏ dục, không chướng ngại,
Kẻ trí tự rửa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.

Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc, sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.

THẾ NÀO LÀ PHI PHÁP VÀ PHI MỤC ĐÍCH?

  •   17/03/2025 12:01:35 PM
  •   Đã xem: 17
  •   Phản hồi: 0

Này các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp và phi mục đích? Tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, tà trí, tà giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là phi pháp và phi mục đích.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp và mục đích? Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là pháp và mục đích.

LỄ TẨY TRẦN (ĐÚNG PHÁP)

  •   16/03/2025 11:53:02 AM
  •   Đã xem: 15
  •   Phản hồi: 0

Với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tẩy sạch, và những pháp ác bất thiện nào do duyên tà kiến khởi lên, các pháp ấy của người ấy được tẩy sạch. Và các pháp thiện do duyên chánh kiến, đi đến viên mãn trong tu tập.

Với người chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, tà tư duy bị tẩy sạch… Với người chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, tà ngữ được tẩy sạch… Với người chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, tà nghiệp được tẩy sạch… Với người chánh mạng, này các Tỷ-kheo, tà mạng được tẩy sạch… Với người chánh tinh tấn, này các Tỷ-kheo, tà tinh tấn được tẩy sạch… Với người chánh niệm, này các Tỷ-kheo, tà niệm được tẩy sạch… Với người chánh định, này các Tỷ-kheo, tà định được tẩy sạch… Với người chánh trí, này các Tỷ-kheo, tà trí được tẩy sạch… Với người chánh giải thoát, này các Tỷ-kheo, tà giải thoát được tẩy sạch và những pháp ác bất thiện do duyên tà giải thoát khởi lên, các pháp ấy của người ấy được tẩy sạch. Và các pháp thiện do duyên chánh giải thoát, đi đến viên mãn trong tu tập.

CHỦNG TỬ THIỆN, ÁC

  •   15/03/2025 11:54:38 AM
  •   Đã xem: 16
  •   Phản hồi: 0

Ví như, này các Tỷ-kheo, hột giống cây nimba, hay hột giống cây kosàtakì (một loại dây leo), hay hột giống cây mướp đắng được gieo vào đất ướt. Phàm vị gì nó lấy lên từ đất, phàm vị gì nó lấy lên từ nước, tất cả vị ấy đều đưa đến tánh đắng, tánh cay, tánh không lạc của nó. Vì sao? Vì nó là tánh ác của hột giống, này các Tỷ-kheo.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với người đàn ông, với con người có tà kiến, có tà tư duy, có tà ngữ, có tà nghiệp, có tà mạng, có tà tinh tấn, có tà niệm, có tà định, có tà trí, có tà giải thoát, phàm có thân nghiệp gì… phàm có khẩu nghiệp gì… phàm có ý nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, và được chấp nhận theo kiến ấy; phàm có tư tâm sở nào, phàm có quyết định nào, phàm có ước nguyện nào, phàm có các hành nào, tất cả các pháp ấy đưa đến bất khả lạc, bất khả hỷ, bất khả ý, bất hạnh, đau khổ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì tà kiến là ác.

… Ví như, này các Tỷ-kheo, hột giống cây mía, hay hột giống cây lúa, hay hột giống cây nho được gieo vào đất ướt. Phàm vị gì nó lấy lên từ đất, phàm vị gì nó lấy lên từ nước, tất cả vị ấy đều đưa đến tánh ngon, tánh ngọt, tánh thuần chất của nó. Vì sao? Vì hột giống là hiền thiện.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với người có chánh kiến, phàm có thân nghiệp gì… phàm có khẩu nghiệp gì… phàm có ý nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, được chấp nhận theo kiến ấy; phàm có tư tâm sở nào, phàm có quyết định nào, phàm có ước nguyện nào, và phàm có các hành nào, tất cả các pháp ấy đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì chánh kiến là hiền thiện.

ĐOẠN TẬN 10 PHÁP NÀY CÓ THỂ CHỨNG NGỘ QUẢ A LA HÁN

  •   13/03/2025 01:37:54 PM
  •   Đã xem: 25
  •   Phản hồi: 0

Này các Tỷ-kheo, không đoạn tận mười pháp này, không có thể chứng ngộ quả A-la-hán. Thế nào là mười?

Tham, sân, si, phẫn nộ, hiềm hận, gièm pha, não hại, tật đố, xan tham, mạn.

Không đoạn tận mười pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ quả A-la-hán.

– Ðoạn tận mười pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ quả A-la-hán. Thế nào là mười?

Tham, sân, si, phẫn nộ, hiềm hận, gièm pha, não hại, tật đố, xan tham, mạn.

NHỮNG ĐIỀU KHÔNG CẦN THIẾT

  •   12/03/2025 12:53:25 PM
  •   Đã xem: 23
  •   Phản hồi: 0

Du sĩ ngoại đạo Uttiya hỏi Thế Tôn những câu hỏi không quan trọng, không cần thiết cho sự tu tập nhằm chấm dứt khổ đau:

– Thưa Tôn giả Gotama, có phải thế giới là vô thường? … có phải thế giới là có biên tế? … có phải thế giới không có biên tế? … có phải sinh mạng và thân thể là một? … có phải sinh mạng và thân thể là khác? … có phải Như Lai có tồn tại sau khi chết? … có phải Như Lai không có tồn tại sau khi chết? … có phải Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau chết? … có phải Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết? Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng?

Ðược hỏi vậy, Thế Tôn trả lời: “Này Uttiya, Ta không có nói: “Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng.”

– Vậy cái gì được Tôn giả Gotama nói lên?

– Với thắng trí, này Uttiya, Ta thuyết pháp cho các đệ tử để họ được thanh tịnh, để sầu bi được vượt qua, để khổ ưu được chấm dứt, để Thánh lý được chứng đạt, để Niết-bàn được chứng ngộ.

CÓ NÊN KHỔ HẠNH KHÔNG?

  •   11/03/2025 12:26:12 PM
  •   Đã xem: 21
  •   Phản hồi: 0

… Này Gia chủ, phàm hành trì khổ hạnh nào, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm, khổ hạnh ấy, Ta nói, không nên hành trì. Nhưng này Gia chủ, phàm hành trì khổ hạnh nào, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, khổ hạnh ấy, Ta nói nên hành trì.

Này Gia chủ, phàm chấp trì nào... phàm tinh cần nào được tinh cần... phàm từ bỏ sự từ bỏ nào... phàm giải thoát sự giải thoát nào, các pháp bất thiện tăng trưởng, các thiện pháp tổn giảm, thời giải thoát ấy, Ta nói, không nên giải thoát. Phàm giải thoát sự giải thoát nào, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, thời giải thoát ấy, Ta nói nên giải thoát.

CÁCH TRỪ BỎ SỢ HÃI VÀ HẬN THÙ

  •   10/03/2025 12:28:53 PM
  •   Đã xem: 19
  •   Phản hồi: 0

Này Gia chủ, sát sanh, do duyên sát sanh tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ sát sanh, không tạo ra sợ hãi hận thù trong hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong tương lai, không khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ sát sanh, làm lắng dịu sợ hãi hận thù này.

– Này Gia chủ, lấy của không cho… tà hạnh trong các dục… nói láo… đắm say trong rượu men, rượu nấu; do duyên đắm say trong rượu men, rượu nấu, tạo ra sợ hãi hận ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến cảm thọ khổ ưu về tâm. Người từ bỏ đắm say trong rượu men, rượu nấu, không tạo ra sợ hãi thù hận ngay hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, không khiến cảm thọ khổ ưu về tâm. Với người từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, như vậy sợ hãi hận thù này được lắng dịu.

TẦM CẦU VÀ HƯỞNG THỌ TÀI SẢN ĐÚNG PHÁP

  •   09/03/2025 01:22:12 PM
  •   Đã xem: 22
  •   Phản hồi: 0

* Tầm cầu: tìm kiếm, mưu cầu.

... Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, chia sẻ và làm các công đức. Người ấy hưởng thọ các tài sản ấy, không có tham đắm, không có đắm say, không có mê loạn, thấy được sự nguy hại, có xuất ly với trí tuệ.

Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có bốn điều được tán thán.

1. Vị ấy tầm cầu đúng pháp và không dùng sức mạnh, do điều thứ nhất này, được tán thán.

2. Vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, do điều thứ hai này, được tán thán.

3. Vị ấy chia sẻ và làm các công đức, do điều thứ ba này, được tán thán.

4. Vị ấy thọ hưởng các tài sản ấy, không tham đắm, không có đắm say, không có mê loạn, thấy được sự nguy hại, có xuất ly với trí tuệ, do điều thứ tư này, được tán thán.

... Trong mười hạng người hưởng dục này, này Gia chủ, người hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp, không dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp, không dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, chia sẻ, làm các công đức, hưởng thọ các tài sản ấy, không tham đắm, không đắm say, không mê loạn, thấy được sự nguy hại, có xuất ly với trí tuệ. Trong mười hạng người hưởng dục này, hạng người này là tối thượng, là tối thắng, là thượng thủ, là vô thượng, là tối tôn.

10 SỨC MẠNH CỦA NGƯỜI ĐÃ ĐOẠN TẬN CÁC LẬU HOẶC

  •   08/03/2025 12:02:46 PM
  •   Đã xem: 23
  •   Phản hồi: 0

* Lậu hoặc: là những đau khổ của thân và tâm.

… Tôn giả Sàriputta trả lời Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có mười sức mạnh. Thành tựu với những sức mạnh ấy, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, tự nhận biết sự đoạn diệt các lậu hoặc: “Các lậu hoặc đã được đoạn tận nơi ta”. Thế nào là mười?

Ở đây, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, đã khéo như thật thấy với chánh trí tuệ, các hành là vô thường. Bạch Thế Tôn, đây là sức mạnh của Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc. Do sức mạnh này, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc tự nhận biết sự đoạn tận diệt các hoặc: “Các lậu hoặc đã được đoạn tận nơi ta.”

Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc đã khéo thấy như thật với chánh trí tuệ, các dục được ví như hố than hừng...

Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, với tâm hướng về viễn ly, thiên về viễn ly, xuôi về viễn ly, trú vào viễn ly, ưa thích xuất ly, chấm dứt hoàn toàn các pháp làm trú xứ cho các lậu hoặc...

Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc tu tập, khéo tu tập Bốn niệm xứ...

Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc tu tập, khéo tu tập Bốn chánh cần… tu tập, khéo tu tập Bốn như ý túc… tu tập, khéo tu tập Năm căn… tu tập, khéo tu tập Năm lực… tu tập, khéo tu tập Bảy giác chi… tu tập, khéo tu tập Thánh đạo tám ngành…

Bạch Thế Tôn, có mười sức mạnh này của Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc. Thành tựu những lực này, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc nhận biết sự đoạn tận diệt các lậu hoặc: “Các lậu hoặc đã được đoạn tận nơi ta”.

MUỐN ĐƯỢC CUNG KÍNH, TÔN TRỌNG, CẦN ĐOẠN TẬN CÁC PHÁP ÁC, BẤT THIỆN

  •   07/03/2025 12:59:16 PM
  •   Đã xem: 21
  •   Phản hồi: 0

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa thích kiện tụng, không tán thán làm lắng dịu các cuộc kiện tụng…

… Tỷ-kheo không ưa học tập, không tán thán chấp nhận các học pháp…

… Tỷ-kheo ác dục, không tán thán nhiếp phục ác dục…

… Tỷ-kheo phẫn nộ, không tán thán nhiếp phục phẫn nộ...

… Tỷ-kheo gièm pha, không tán thán nhiếp phục gièm pha...

… Tỷ-kheo lừa đảo, không tán thán nhiếp phục lừa đảo...

… Tỷ-kheo man trá, không tán thán nhiếp phục man trá...

… Tỷ-kheo tính không vâng theo Chánh pháp, tính không tán thán vâng theo Chánh pháp...

… Tỷ-kheo không thiền tịnh, không tán thán thiền tịnh...

… Tỷ-kheo không có tiếp đón tốt đẹp các vị đồng Phạm hạnh, không tán thán việc đón tiếp tốt đẹp, pháp này không đưa đến thân ái, không đưa đến kính trọng, không đưa đến bắt chước (được làm quen), không đưa đến hòa đồng, không đưa đến nhất trí.

Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo như vậy, nếu có ước muốn nào khởi lên: “Ôi mong rằng các vị đồng Phạm hạnh cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường tôi”, nhưng các vị đồng Phạm hạnh không có cung kính, không có tôn trọng, không có đảnh lễ, cúng dường vị ấy. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì rằng các vị đồng Phạm hạnh có trí, quán thấy các pháp ác bất thiện không được đoạn tận trong vị ấy.

NGƯỜI KHOE KHOANG

  •   06/03/2025 01:33:28 PM
  •   Đã xem: 24
  •   Phản hồi: 0

Như Lai hay đệ tử Như Lai, những vị hành thiền… thiện xảo trong hành tướng tâm của người khác, với tâm của mình tác ý đến tâm của người ấy như sau: “Như thế nào, Tôn giả này khoe khoang, khoa trương những chứng đắc của mình: “Tôi chứng nhập, tôi xuất ly Thiền thứ nhất… tôi chứng nhập, tôi xuất ly Diệt thọ tưởng định.” Như Lai hay đệ tử Như Lai, những vị hành thiền… thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, với tâm mình rõ biết tâm người ấy như sau:

“Ðã lâu rồi, Tôn giả này có những hành động phá nát, có những hành động bể vụn, có những hành động chấm đen, có những hành động uế nhiễm, có những hành động không phù hợp, có những tập quán không phù hợp trong các giới luật. Phá giới là Tôn giả này, và phá giới có nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Không có lòng tin là Tôn giả này, và không có lòng tin, nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Nghe ít là Tôn giả này, theo tà hạnh, học ít nghĩa là tổn giảm trong Pháp Luật do Như Lai thuyết giảng. Khó nói là Tôn giả này, và tánh khó nói… do Như Lai thuyết giảng. Bạn bè với ác là Tôn giả này, và tánh bạn bè với ác… biếng nhác là Tôn giả này, và tánh biếng nhác… thất niệm là do Tôn giả này, và tánh thất niệm… do Như Lai thuyết giảng. Gian xảo là Tôn giả này, và tánh gian xảo… khó nuôi dưỡng là Tôn giả này, và tánh khó nuôi dưỡng… ác tuệ là Tôn giả này, và tánh ác tuệ có nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.”

NHƯ HOA SEN TRONG NƯỚC

  •   04/03/2025 12:41:15 PM
  •   Đã xem: 21
  •   Phản hồi: 0

Ví như, này Bàhuna, hoa sen xanh, hay hoa sen hồng, hay hoa sen trắng, sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên mặt nước và đứng, không có dính nước. Cũng vậy, này Bàhuna, từ mười pháp này, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc. Thế nào là mười?

Từ sắc, này Bàhuna, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc.

Từ thọ, này Bàhuna… Từ tưởng … Từ các hành … Từ thức… Từ sanh … Từ già … Từ chết… Từ các khổ… Từ các phiền não, này Bàhuna, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc.

NHIẾP PHỤC HIỀM HẬN

  •   03/03/2025 08:02:30 PM
  •   Đã xem: 25
  •   Phản hồi: 0

Này các Tỷ-kheo, có mười nhiếp phục hiềm hận này. Thế nào là mười?

Hiềm hận được nhiếp phục, khi nghĩ rằng: “Nó đã làm hại ta, nhưng lợi ích từ đâu đến khi nghĩ như vậy?”

Hiềm hận được nhiếp phục, khi nghĩ rằng: “Nó đang làm hại ta, nhưng lợi ích từ đâu đến khi nghĩ như vậy?”

Hiềm hận được nhiếp phục khi nghĩ rằng: “Nó sẽ làm hại ta, nhưng lợi ích từ đâu đến khi ta nghĩ như vậy?”

Hiềm hận được nhiếp phục, khi nghĩ rằng: “Nó đã làm hại người ta yêu, người ta mến …”

… “Nó đang làm hại người ta yêu, người ta mến …”

… “Nó sẽ làm hại người ta yêu, người ta mến, nhưng lợi ích từ đâu đến khi nghĩ như vậy?”

Hiềm hận được nhiếp phục, khi nghĩ rằng: “Nó đã làm lợi cho người ta không yêu, người ta không mến…”

… “Nó đang làm lợi cho người ta không yêu, người ta không mến…”

… “Nó sẽ làm lợi cho người ta không yêu, người ta không mến, nhưng lợi ích từ đâu đến khi nghĩ như vậy?”

Không làm cho vị ấy tức giận không có lý do.

Này các Tỷ-kheo, có mười trường hợp nhiếp phục được hiềm hận.

SỰ THẮNG, LIỆT CỦA CÁC HẠNG NGƯỜI

  •   01/03/2025 11:57:04 AM
  •   Đã xem: 20
  •   Phản hồi: 0

Ở đây, này Ananda, ai là người đo lường, đo như sau: “Những pháp ấy có mặt trong người này, những pháp ấy cũng có mặt trong người kia. Vì sao, giữa hai người ấy, một là hạ liệt, một là thù thắng?”. Nhận xét như vậy đem lại đau khổ lâu dài cho họ. Ở đây này Ananda, người này là ác giới và như vậy rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy, chính ở nơi đây, ác giới ấy của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn. Với vị ấy, có nghe pháp, có học hỏi nhiều, có khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát. Này Ananda, hạng người này, so sánh với hạng người trước là vi diệu hơn, là thù thắng hơn. Vì sao? Vì dòng pháp đưa người này ra phía trước. Nhưng ai ngoài Như Lai có thể biết được sự khác biệt? Do vậy, này Ananda, chớ có làm người đo lường các hạng người. Chớ có làm sự đo lường các hạng người. Tự đào hố cho mình là người đi làm sự đo lường các hạng người. Chỉ có Ta, này Ananda, mới có thể làm sự đo lường các hạng người. Ai có thể được như Ta?

ĐỂ ƯỚC NGUYỆN ĐƯỢC THÀNH TỰU

  •   24/02/2025 12:15:40 PM
  •   Đã xem: 23
  •   Phản hồi: 0

Muốn ước nguyện một điều gì được thành tựu, như được mọi người yêu quý, cuộc sống đầy đủ sung túc, người thân khi qua đời được nhẹ nhàng, sinh về cõi lành… nếu muốn chịu đựng được nóng lạnh của thời tiết, sự xúc chạm của ruồi muỗi, những lời nói khó nghe, những đau nhức thống khổ của thân, bệnh… nếu muốn làm chủ được cảm xúc vui buồn, khiếp đảm và sợ hãi… hay muốn đạt được những mục tiêu cao nhất đời người là 4 thánh định và trí tuệ giải thoát, thì có một điều chúng ta cần thực hiện cho được. Đó là sống đúng giới luật và học tập, thực hành đúng pháp mà Đức Phật đã dạy.

CÁCH TU TẬP 10 TƯỞNG VÀ LỢI ÍCH LỚN

  •   23/02/2025 12:11:03 PM
  •   Đã xem: 32
  •   Phản hồi: 0

Câu chuyện xảy ra khi Tôn giả Girimànanda bị trọng bệnh, khổ đau, Tôn giả Ananda thỉnh cầu sự trợ giúp từ Thế Tôn. Thế Tôn trả lời:

– Này Ananda, nếu Thầy đi đến Tỷ-kheo Girimànanda và đọc lên mười tưởng, thời sự kiện này có thể xảy ra: Tỷ-kheo Girimànanda sau khi được nghe mười tưởng, bệnh của vị ấy có thể được thuyên giảm ngay lập tức! Thế nào là mười?

Tưởng vô thường, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nguy hại, tưởng đoạn tận, tưởng từ bỏ, tưởng đoạn diệt, tưởng nhàm chán đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường trong tất cả hành, tưởng niệm hơi thở vô hơi thở ra.

BẢN TÁNH TỔN GIẢM

  •   22/02/2025 11:53:52 AM
  •   Đã xem: 23
  •   Phản hồi: 0

Cho đến như thế nào, này chư Hiền, người bản tánh là tổn giảm được Thế Tôn nói đến?

Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo không nghe pháp chưa được nghe, và pháp đã được nghe đi đến bị quên; các pháp trước kia tâm đã có cảm xúc, những pháp ấy không được hiện hành, và không thức tri những pháp chưa được thức tri.

Cho đến như vậy, này chư Hiền, người bản tánh là tổn giảm được Thế Tôn nói đến.

Nhưng này chư Hiền, cho đến như thế nào, này chư Hiền, người bản tánh là không tổn giảm được Thế Tôn nói đến?

Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo nghe pháp chưa được nghe, và các thiện pháp được nghe không có quên đi. Và những pháp nào trước kia tâm đã có cảm xúc, những pháp ấy được hiện hành, và thức tri những pháp chưa được thức tri.

Cho đến như vậy, này chư Hiền, là người bản tánh không bị tổn giảm được Thế Tôn nói đến.

NÊN SỬ DỤNG VÀ KHÔNG NÊN SỬ DỤNG

  •   21/02/2025 12:24:40 PM
  •   Đã xem: 21
  •   Phản hồi: 0

Này các Tỷ kheo, ta nói, y có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng. Này các Tỳ kheo, Ta cũng nói, đồ ăn khất thực... sàng tọa... làng, thị trấn... quốc độ... người có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng.

Ở đây, nếu biết được: “Y... đồ ăn khất thực... sàng tọa... làng, thị trấn... quốc độ... người này được ta sử dụng, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm”, thời như vậy không nên sử dụng.

Ở đây, nếu biết được: “Y... đồ ăn khất thực... sàng tọa... làng, thị trấn... quốc độ... người này được ta sử dụng, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng”, thời như vậy nên sử dụng.

QUÁN SÁT TÂM CỦA MÌNH

  •   20/02/2025 01:20:48 PM
  •   Đã xem: 27
  •   Phản hồi: 0

… Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đàn bà hay một người đàn ông, còn trẻ, trong tuổi thanh niên, tánh ưa trang điểm, quán sát hình ảnh mặt mình trong tấm gương thanh tịnh trong sáng, hay trong một bát nước trong. Nếu thấy trên mặt có hột bụi hay dấu nhớp gì, người ấy cố gắng đoạn trừ hột bụi hay dấu nhớp ấy. Nếu không thấy hột bụi hay dấu nhớp, người ấy hoan hỷ, thỏa mãn: “Thật lợi đắc cho ta! Ta thật là trong sạch!”

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát như vậy, được nhiều lợi ích trong các thiện pháp. “Có phải ta sống nhiều với tham? Có phải ta sống nhiều với không tham? Có phải ta sống nhiều với tâm có sân? Có phải ta sống nhiều vớt tâm không có sân? Có phải ta sống nhiều với hôn trầm thụy miên chi phối, hay ta sống nhiều với hôn trầm thụy miên được từ bỏ? Có phải ta sống nhiều với trạo cử, hay ta sống nhiều với không trạo cử? Có phải ta sống nhiều với nghi ngờ, hay ta sống nhiều vượt qua được nghi ngờ? Có phải ta sống nhiều với phẫn nộ, hay ta sống nhiều không bị phẫn nộ? Có phải ta sống nhiều với tâm bị ô nhiễm, hay ta sống nhiều với tâm không bị ô nhiễm? Có phải ta sống nhiều với thân nhiệt nóng, hay ta sống nhiều với thân không nhiệt nóng? Có phải ta sống nhiều với biếng nhác, hay ta sống nhiều với tinh tấn, tinh cần? Có phải ta sống nhiều với không định tĩnh, hay ta sống nhiều với định tĩnh? “

NGƯỜI CÓ TRÍ LUÔN TÂM NIỆM NHỮNG ĐIỀU NÀY

  •   14/02/2025 11:52:39 AM
  •   Đã xem: 24
  •   Phản hồi: 0

1. Ta nay đi đến tình trạng là người không có giai cấp (mất hết giai cấp).

2. Ðời sống của ta tùy thuộc vào người khác.

3. Nay cử chỉ uy nghi của ta cần phải thay đổi!

4. Không biết tự ngã có chỉ trích ta về giới hạnh không?

5. Không biết các đồng Phạm hạnh có trí, sau khi tìm hiểu, có chỉ trích ta về giới hạnh không?

6. Mọi sự vật khả ái, khả ý của ta bị đổi khác, bị biến hoại.

7. Ta là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là thai tạng của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ quy hướng của nghiệp; phàm nghiệp gì ta sẽ làm, thiện hay ác ta sẽ thừa tự nghiệp ấy.

8. Ðêm ngày trôi qua bên ta và nay ta đã thành người như thế nào?

9. Ta có cố gắng hoan hỷ trong ngôi nhà trống không hay không?

10. Ta có chứng được pháp Thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh không, để đến những ngày cuối cùng, các đồng Phạm hạnh có hỏi, ta sẽ không có xấu hổ?

NGUYÊN NHÂN CỦA HÀNH ĐỘNG ÁC

  •   13/02/2025 10:25:26 AM
  •   Đã xem: 25
  •   Phản hồi: 0

Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm?

– Này Mahàli, do nhân tham, do duyên tham, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm.

– Do nhân sân, do duyên sân, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm.

– Do nhân si, do duyên si, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm.

– Do nhân phi như lý tác ý, do duyên phi như lý tác ý, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm.

– Do nhân tâm tà hướng, do duyên tâm tà hướng, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm.

Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm.

CẦN QUÁN SÁT NỘI THÂN RỒI HÃY BUỘC TỘI NGƯỜI KHÁC

  •   11/02/2025 11:10:26 AM
  •   Đã xem: 31
  •   Phản hồi: 0

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội muốn buộc tội người khác sau khi quán sát nội trú thân năm pháp, sau khi khiến năm pháp an trú nội thân, rồi hãy buộc tội người khác. Thế nào là năm pháp cần phải quán sát nội thân?

1. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội, trong khi buộc tội người khác, cần quán sát như sau: “Ta có thân hành thanh tịnh hay không? Ta có thành tựu thân hành thanh tịnh không có sứt mẻ, không có uế nhiễm hay không? Ta có pháp này hay không có?”

2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội, muốn buộc tội người khác, cần phải quán sát như sau: “Ta có khẩu hành thanh tịnh hay không? Ta có thành tựu khẩu hành thanh tịnh không có sứt mẻ, không có uế nhiễm hay không? Ta có pháp này hay không có?”

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội, muốn buộc tội người khác, cần phải quán sát như sau: “Ta có an lập từ tâm, không sân hận đối với các đồng Phạm hạnh hay không? Trong ta có pháp ấy hay không có?”

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội, muốn buộc tội người khác, cần phải quán sát như sau: “Ta có phải là người nghe nhiều, thọ trì điều đã nghe, cất giữ điều đã nghe hay không? Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, những pháp ấy, ta có nghe nhiều, có thọ trì, có tụng đọc bằng lời, có suy tư với ý, được khéo thể nhập với chánh kiến không? Pháp ấy có nơi ta hay không?”

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội, muốn buộc tội người, hãy quán sát như sau: “Cả hai bộ giới bổn Pàtimokkha, ta có khéo truyền đạt một cách rộng rãi, khéo phân tích, khéo thông hiểu, khéo quyết định theo kinh, theo chi tiết hay không?”

Năm pháp này, cần phải tự quán sát về nội thân.

Năm pháp nào cần phải an trú nội tâm?

1. Ta nói đúng thời, không phải phi thời;

2. Ta nói đúng sự thật, không phải không đúng sự thật;

3. Ta nói lời nhu hòa, không phải nói lời thô bạo;

4. Ta nói lời liên hệ đến mục đích, không phải lời không liên hệ đến mục đích;

5. Ta nói với tâm từ bi, không nói với tâm sân hận”.

Năm pháp này cần phải an trú nội tâm.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn buộc tội người khác, sau khi quán sát nội tâm về năm pháp này, sau khi an trú nội tâm về năm pháp này, hãy buộc tội người khác.


Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây