MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON
BA CÂY CHỤM LẠI NÊN HÒN NÚI CAO

LÀM SAO BIẾT GIỚI ĐỨC CỦA MỘT NGƯỜI?  

  •   27/04/2025 12:29:36 PM
  •   Đã xem: 6
  •   Phản hồi: 0

Thưa Ðại vương, chính phải cọng trú (ở chung) mới biết được giới đức của một người, và phải trong một thời gian dài không thể khác được, phải có tác ý, không phải không có tác ý, phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.

… chính phải cùng chung một nghề mới biết được sự thanh tịnh của một người, phải trong một thời gian dài không thể khác được, phải có tác ý, không phải không tác ý, phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.

… chính trong thời gian bất hạnh mới biết được sự trung kiên của một người, phải trong một thời gian dài không thể không khác được, phải có tác ý, không phải không tác ý, phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.

… chính phải đàm đạo mới biết được trí tuệ của một người, và phải trong một thời gian dài không thể khác được, phải có tác ý, không phải không tác ý, phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.

CHÌM ĐẮM TRONG CÁC DỤC KHI CÓ NHIỀU TÀI SẢN

  •   26/04/2025 11:15:05 AM
  •   Đã xem: 6
  •   Phản hồi: 0

Ở tại Sàvatthi. Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

— Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi con đang ngồi yên tịnh một mình, tư tưởng này khởi lên nơi con:

“Ít thay là những người trong đời này, sau khi được tài sản phong phú, dồi dào lại có thể không bị lôi cuốn, không bị chìm đắm, không bị say mê trong các dục và không có những hành vi không tốt đẹp đối với các người khác.

Trái lại, thật là nhiều thay, những người trong đời này, sau khi được tài sản phong phú, dồi dào, có thể bị lôi cuốn, bị chìm đắm, bị say mê trong các dục và có những hành vi không tốt đẹp đối với các người khác.

— Thật sự là vậy, thưa Ðại vương. Thật sự là vậy, thưa Ðại vương. Ít thay là những người trong đời này, sau khi được tài sản phong phú, dồi dào, lại có thể không bị lôi cuốn, không bị chìm đắm, không bị say mê trong các dục và không có những hành vi không tốt đẹp đối với người khác.

Trái lại, thật là nhiều thay những người trong đời này, sau khi được tài sản phong phú, dồi dào, có thể bị lôi cuốn, bị chìm đắm, bị say mê trong các dục và có những hành vi không tốt đẹp đối với các người khác.

Loài người bị đắm say,
Trong tài sản, trong dục,
Họ tham lam, điên dại,
Trong các dục ở đời,
*
Không ý thức rõ ràng,
Ðã quá độ say mê,
Chẳng khác gì con nai,
Không thấy đặt bẫy sập,
*
Về sau họ khổ đau,
Chịu quả báo ác nghiệp.

CÁI GÌ CHẾT MANG THEO ĐƯỢC?

  •   25/04/2025 11:24:11 AM
  •   Đã xem: 8
  •   Phản hồi: 0

Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, ở đây khi con đang ngồi yên tịnh một mình, tư tưởng này khởi lên nơi con: “Ðối với những ai, tự ngã là thân ái? Ðối với những ai, tự ngã là kẻ thù?” Và rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau:

— Những ai sống thân làm ác, sống miệng nói ác, sống ý nghĩ ác; đối với người ấy, tự ngã là kẻ thù. Dầu họ có nói: “Tự ngã là thân ái của chúng tôi”, nhưng tự ngã đối với họ là kẻ thù.

Vì sao vậy? Những gì kẻ thù làm cho kẻ thù, tự ngã của họ làm cho tự ngã của họ như vậy. Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thù.

— Những ai sống thân làm thiện, sống miệng nói thiện, sống ý nghĩ thiện, đối với họ, tự ngã là thân ái. Dầu cho họ có nói: “Tự ngã là kẻ thù của chúng tôi”, nhưng tự ngã đối với họ là thân ái.

Vì sao vậy? Những gì kẻ thân ái làm cho kẻ thân ái, tự ngã của họ làm cho tự ngã của họ như vậy. Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thân ái.”

— Như vậy là phải, thưa Ðại vương. Như vậy là phải, thưa Ðại vương. Thưa Ðại vương, những ai sống thân làm ác… Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thù. Thưa Ðại vương, những ai sống thân làm thiện… Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thân ái.

Nếu những ai biết được,
Tự ngã là thân ái,
Họ sẽ không liên hệ,
Với các điều ác hạnh.
*
Kẻ làm điều ác hạnh,
Khó được chơn hạnh phúc,
Bị thần chết cầm tù,
Từ bỏ thân làm người.
*
Kẻ có nghiệp như vậy,
Cái gì là của mình?
Lấy cái gì đem đi?
Cái gì theo dõi họ,
Như bóng theo dõi hình?
*
Ở đây kẻ bị chết,
Làm các nghiệp công đức,
Làm các nghiệp ác đức,
Lấy cả hai đem đi.
Cả hai của kẻ ấy,
Như bóng theo dõi hình.
*
Cả hai theo kẻ ấy,
Do vậy hãy làm lành,
Tích lũy cho đời sau,
Công đức cho đời sau,
Là hậu cứ cho người.

THỜI GIAN LẶNG TRÔI QUA

  •   24/04/2025 11:49:08 AM
  •   Đã xem: 11
  •   Phản hồi: 0

Thời gian lặng trôi qua,
Ðêm ngày luôn di động,
Tuổi tác buổi thanh xuân,
Tiếp tục bỏ chúng ta.
*
Những ai chịu quán sát,
Sợ hãi tử vong này,
Hãy bỏ mọi thế lợi,
Ðược hưởng chơn tịch tịnh.

BỐ THÍ VỚI LÒNG TIN

  •   23/04/2025 01:40:31 PM
  •   Đã xem: 14
  •   Phản hồi: 0

Bạch Thế Tôn, thuở xưa con là vị vua tên Serì ưa bố thí, là bậc thí chủ tán thán bố thí. Bạch Thế Tôn, tại bốn cửa thành, bố thí được phân phát nhân danh con, cho những ai đến xin, cho các vị Bà-la-môn và Sa-môn, cho các người nghèo đói và tàn phế, cho các nhà lữ hành và hành khất.

Bạch Thế Tôn, khi con đến các cung phi của con, họ thưa với con: “Ðại vương thường hay bố thí, còn chúng con chưa bố thí. Lành thay nếu chúng con được nương tựa Ðại vương để bố thí và làm các công đức.”

Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Ta là người ưa bố thí, là thí chủ tán thán bố thí. Nay ta phải trả lời như thế nào khi họ đến và thưa: ‘Chúng ta hãy bố thí’?”. Bạch Thế Tôn, con cho các cung phi cửa thành thứ nhất. Ở đây các cung phi được bố thí, và bố thí của con trở lui lại cho con.

Rồi bạch Thế Tôn, các Sát-đế-lỵ (Khattiya) chư hầu… quân đội… các Bà-la-môn gia chủ đến con…

Rồi bạch Thế Tôn, các người của con đến con và thưa: “Nay Ðại vương không còn bố thí nào để cho nữa”.

Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói với các người ấy như sau: “Này các Ông, các thuế má thâu hoạch được từ các nước ngoài vào, một nửa hãy gửi vào trong nội thành, một nửa ngay tại chỗ ấy đem bố thí cho các vị Sa-môn, Bà-la-môn, các người nghèo và tàn tật, các nhà lữ hành và hành khất”.

Như vậy, bạch Thế Tôn, con không chấm dứt trong một thời gian dài các việc làm công đức, trong một thời gian dài các việc làm thiện, những việc làm được con xem như là công đức, hay như là công đức quả hay như là những điều kiện được sanh thiên giới.

Thật là hy hữu, bạch Thế Tôn! Thật là kỳ diệu, bạch Thế Tôn! Thế Tôn đã nói lên điều khéo nói như vầy:

“Ai cho với lòng tin,
Với tâm tư thanh tịnh,
Ðược phần món ăn ấy,
Ðời này và đời sau.

Vậy hãy ngăn xan tham,
Bố thí, nhiếp cấu uế,
Chúng sanh vẫn hưởng thọ,
Công đức trong đời sau.”

KHÔNG SẦU, KHÔNG HOAN HỶ

  •   22/04/2025 11:45:24 AM
  •   Đã xem: 14
  •   Phản hồi: 0

Thiên tử Kakudha bạch Thế Tôn:

— Thưa Sa-môn, Ngài có hoan hỷ không?

— Ta được cái gì, này Hiền giả, mà Ta hoan hỷ?

— Nếu vậy, thưa Sa-môn, có phải Ngài sầu muộn?

— Ta mòn mỏi cái gì, này Hiền giả, mà Ta sầu muộn?

— Vậy thời thưa Sa-môn, Ngài không hoan hỷ và không sầu muộn?

— Thật như vậy, này Hiền giả.

… (Thế Tôn):

Hoan hỷ chỉ có đến,
Với người tâm sầu muộn,
Sầu muộn chỉ có đến,
Với người tâm hoan hỷ.
Do vậy, vị Tỷ-kheo,
Không hoan hỷ, sầu muộn.
Vậy nên, này Hiền giả,
Ông phải biết như vậy.

(Thiên tử):

Ðã lâu, con mới thấy,
Bà-la-môn tịch tịnh,
Vị Tỷ-kheo không sầu,
Cũng không có hoan hỷ,
Ðã an toàn vượt khỏi,
Chỗ người đời đắm say.

KHÔNG LÀM, HƠN LÀM DỞ

  •   21/04/2025 01:45:35 PM
  •   Đã xem: 15
  •   Phản hồi: 0

Nếu làm việc phải làm,
Cần kiên trì, tinh tấn.
Xuất gia, nếu biếng nhác,
Càng tung vãi bụi trần.
*
Không làm, hơn làm dở,
Làm dở sau khổ đau.
Ðã làm nên làm tốt,
Làm tốt không khổ đau.
*
Như nắm vụng lá cỏ,
Có thể bị đứt tay.
Sa-môn hạnh vụng tu,
Kéo đến cõi địa ngục.
*
Mọi sở hành biếng nhác,
Mọi hạnh tu ô nhiễm,
Ác hạnh trong Phạm hạnh,
Không đưa đến quả lớn.

VẬT GÌ TỐT ĐẾN GIÀ? VẬT GÌ CƯỚP KHÓ ĐOẠT?

  •   20/04/2025 02:14:43 PM
  •   Đã xem: 14
  •   Phản hồi: 0

Vật gì tốt đến già?
Vật gì tốt kiên trú?
Vật gì vật báu người?
Vật gì cướp khó đoạt?

— Giới là tốt đến già,
Tín là tốt kiên trú,
Tuệ, vật báu loài Người,
Công đức, cướp khó đoạt.

TĂNG TRƯỞNG CÔNG ĐỨC

  •   19/04/2025 02:22:30 PM
  •   Đã xem: 11
  •   Phản hồi: 0

(Câu hỏi)

Những ai ngày lẫn đêm,
Công đức luôn tăng trưởng,
Trú pháp, cụ túc giới,
Kẻ nào sanh thiên giới?

(Trả lời)

Ai trồng vườn, trồng rừng,
Ai dựng xây cầu cống,
Ðào giếng, cho nước uống,
Những ai cho nhà cửa,
Những vị ấy ngày đêm,
Công đức luôn tăng trưởng,
Trú pháp, cụ túc giới,
Những vị ấy sanh Thiên.

HÃY THÂN VỚI NGƯỜI LÀNH

  •   18/04/2025 12:50:58 PM
  •   Đã xem: 17
  •   Phản hồi: 0

Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Giải thoát mọi khổ đau.

ÁNH SÁNG VÔ THƯỢNG

  •   18/04/2025 12:40:30 PM
  •   Đã xem: 16
  •   Phản hồi: 0

Vật gì chiếu sáng đời,
Do chúng, đời chói sáng?
Con đến hỏi Thế Tôn,
Muốn biết lời giải đáp.

(Thế Tôn):

Bốn vật chiếu sáng đời,
Thứ năm, đây không có.
Ngày, mặt trời sáng chói,
Ðêm, mặt trăng tỏ rạng,
Lửa cháy đỏ đêm ngày,
Chói sáng khắp mọi nơi.
Chánh giác sáng tối thắng,
Sáng này, sáng vô thượng.

THÂU NHIẾP MỌI SUY TƯ, NHƯ RÙA RÚT CHÂN CẲNG

  •   17/04/2025 01:36:53 PM
  •   Đã xem: 16
  •   Phản hồi: 0

Như rùa rút chân cẳng,
Trong mai rùa của mình.
Vị Tỷ-kheo cũng vậy,
Thâu nhiếp mọi suy tư,

Không tham dính vật gì,
Không làm hại người nào,
Hoàn toàn thật tịch tịnh,
Không chỉ trích một ai.

KHÔNG THAN VIỆC ĐÃ QUA, KHÔNG MONG VIỆC SẮP TỚI

  •   16/04/2025 11:17:19 AM
  •   Đã xem: 20
  •   Phản hồi: 0

Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

Thường sống trong rừng núi,
Bậc Thánh sống Phạm hạnh,
Một ngày ăn một buổi,
Sao sắc họ thù diệu?

(Thế Tôn):

Không than việc đã qua,
Không mong việc sắp tới,
Sống ngay với hiện tại,
Do vậy, sắc thù diệu.

Do mong việc sắp tới,
Do than việc đã qua,
Nên kẻ ngu héo mòn,
Như lau xanh rời cành.

THỨC ĂN CỦA VÔ MINH

  •   11/04/2025 11:56:49 AM
  •   Đã xem: 28
  •   Phản hồi: 0

LỢI ÍCH CỦA TỪ TÂM

  •   06/04/2025 10:56:42 AM
  •   Đã xem: 29
  •   Phản hồi: 0

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng.

- Được loài người ái mộ, được phi nhân ái mộ.

- Chư Thiên bảo hộ.

- Không bị lửa, thuốc độc, kiếm xúc chạm.

- Tâm được định mau chóng.

- Sắc mặt trong sáng.

- Mệnh chung không hôn ám.

- Nếu chưa thể nhập thượng pháp (A-la-hán quả), được sanh lên Phạm thiên giới.

Này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác thành cỗ xe, được tác thành căn cứ địa, được tiếp tục an trú, được tích tập, được khéo khởi sự thời được chờ đợi là mười một lợi ích.

NIỆM PHÁP

  •   04/04/2025 12:15:48 PM
  •   Đã xem: 35
  •   Phản hồi: 0

Lại nữa, này Mahànàma, Ông hãy tùy niệm Pháp: “Khéo thuyết là pháp Thế Tôn thuyết giảng, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu”.

Này Mahànàma, trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm Pháp, trong khi ấy, tâm không bị tham ám ảnh, tâm không bị sân ám ảnh, tâm không bị si ám ảnh, trong khi ấy, tâm được chánh trực nhờ duyên Pháp.

Vị Thánh đệ tử, này Mahànàma, với tâm chánh trực có được nghĩa tín thọ, có được pháp tín thọ, có được hân hoan liên hệ đến pháp; khi có hân hoan, hỷ sanh; khi có hỷ, thân được khinh an; khi thân khinh an, cảm giác lạc thọ, khi có cảm giác lạc thọ, tâm được định tĩnh.

Này Mahànàma, như vậy gọi là bậc Thánh đệ tử sống đạt được bình đẳng với chúng sanh không bình đẳng, sống đạt được vô sân với chúng sanh có sân, nhập được pháp lưu, tu tập Pháp tùy niệm.

NIỆM PHẬT

  •   03/04/2025 01:35:23 PM
  •   Đã xem: 37
  •   Phản hồi: 0

Ở đây, này Mahànàma, Ông hãy tùy niệm Như Lai: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”.

Này Mahànàma, trong khi Thánh đệ tử tùy niệm Như Lai, trong khi ấy, tâm không bị tham ám ảnh, tâm không bị sân ám ảnh, tâm không bị si ám ảnh, trong khi ấy, tâm được chánh trực nhờ duyên Như Lai.

Vị Thánh đệ tử, này Mahànàma, với tâm chánh trực, có được nghĩa tín thọ, có được pháp tín thọ, có được hân hoan liên hệ đến pháp. Khi có hân hoan, hỷ sanh; khi có hỷ, thân được khinh an; khi thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; khi có lạc thọ, tâm được định tĩnh.

Này Mahànàma, như vậy gọi là bậc Thánh đệ tử sống đạt được bình đẳng với chúng sanh không bình đẳng, sống đạt được vô sân với chúng sanh có sân, nhập được pháp lưu, tu tập Phật tùy niệm.

GIẢI NGHĨA:

* Nghĩa tín thọ là tin theo và thọ lãnh những lý lẽ mà mình đã được nghe.

* Pháp tín thọ là tin theo và lãnh thọ giáo pháp mà mình đã được nghe. Nghĩa là mình nghe cái pháp đó, mình rất là tin cho nên mình theo cái pháp đó mình nỗ lực mình tu hành, nỗ lực mình sống đúng, nỗ lực mình dứt bỏ, nỗ lực mình làm những cái chuyện rất là nhiệt tâm để trong mình xả bỏ được ly dục, ly ác pháp, được đó là Pháp Tín Thọ.

* Như Lai: là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đã đến từ cõi Chân như".

* Ứng Cúng: dịch nghĩa là A La Hán, là "Người đáng được cúng dường", đáng được tôn kính.

* Chính Biến Tri: là "Người hiểu biết đúng tất cả các pháp".

* Minh Hạnh Túc: nghĩa là "Người có đủ trí huệ và đức hạnh", tức là có đầy đủ tam minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh).

* Thiện Thệ: là Người đã khéo đi qua cõi thế gian.

* Thế Gian Giải: là "Người đã thấu hiểu thế giới".

* Vô Thượng sĩ: là "bậc tu hành tối cao, không ai vượt qua".

* Điều Ngự Trượng Phu: nghĩa là Đức Phật có khả năng điều phục những người hiền và ngự phục những kẻ ác theo về chính đạo.

* Thiên Nhân Sư: là "Bậc thầy của cõi người và cõi trời".

* Phật Thế Tôn: là "Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính".

ĐẠT ĐƯỢC MỤC ĐÍCH CUỐI CÙNG - BẬC TỐI THƯỢNG GIỮA CHƯ THIÊN VÀ LOÀI NGƯỜI

  •   02/04/2025 12:02:16 PM
  •   Đã xem: 34
  •   Phản hồi: 0

Thành tựu ba pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được cứu cánh của cứu cánh, cứu cánh an ổn khỏi các khổ ách, cứu cánh Phạm hạnh, cứu cánh mục đích, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người. Thế nào là ba?

1. Vô học giới uẩn.

2. Vô học định uẩn.

3. Vô học tuệ uẩn.

CÁC THIỆN GIỚI CÓ Ý NGHĨA GÌ, CÓ LỢI ÍCH GÌ?

  •   01/04/2025 10:26:33 AM
  •   Đã xem: 43
  •   Phản hồi: 0

Như vậy, này Ananda, các thiện giới có ý nghĩa không hối tiếc, có lợi ích không hối tiếc.

Không hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan.

Hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích hoan hỷ.

Hoan hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an.

Khinh an có ý nghĩa an lạc, có lợi ích an lạc.

An lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định.

Ðịnh có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi ích như thật tri kiến.

Như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, có lợi ích nhàm chán.

Nhàm chán có ý nghĩa ly tham, có lợi ích ly tham.

Ly tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến.

Như vậy, này Ananda, các thiện giới thứ lớp dẫn đến tối thượng.

THẮNG TRI THAM ÁI

  •   31/03/2025 11:42:31 AM
  •   Đã xem: 42
  •   Phản hồi: 0

Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, mười pháp cần phải tu tập. Thế nào là mười?

1. Bất tịnh tưởng.

2. Tưởng chết.

3. Tưởng nhàm chán trong các món ăn.

4. Tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới.

5. Tưởng vô thường.

6. Tưởng khổ trong vô thường.

7. Tưởng vô ngã trong khổ.

8. Tưởng đoạn tận.

9. Tưởng ly tham.

10. Tưởng đoạn diệt.

PHI PHÁP HÀNH VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG HÀNH

  •   30/03/2025 12:55:51 PM
  •   Đã xem: 52
  •   Phản hồi: 0

Do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục?

– Do nhân phi pháp hành và bất bình đẳng hành, này Bà-la-môn, như vậy ở đây, một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

– Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này?

– Do nhân pháp hành và bình đẳng hành, này Bà-la-môn, như vậy ở đây, một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên Thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

… Này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về thân có ba (sát sinh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục); phi pháp hành, bất bình đẳng hành về lời có bốn (nói dối, nói hai lưỡi, nói thô ác, nói phù phiếm); phi pháp hành, bất bình đẳng hành về ý có ba (tham lam, sân hận, tà kiến).

… Này Bà-la-môn, pháp hành, bình đẳng hành về thân có ba (đoạn tận sát sinh, đoạn tận lấy của không cho, đoạn tận tà hạnh trong các dục); pháp hành, bình đẳng hành về lời có bốn (đoạn tận nói dối, đoạn tận nói hai lưỡi, đoạn tận nói thô ác, đoạn tận nói phù phiếm); pháp hành, bình đẳng hành về ý có ba (không tham lam, không sân hận, chánh kiến).

NGỌC MA NI

  •   28/03/2025 11:35:48 AM
  •   Đã xem: 45
  •   Phản hồi: 0

Ví như, này các Tỷ-kheo, một hòn ngọc ma ni viên mãn, được quăng lên và rơi xuống chỗ nào, tại chỗ ấy nó khéo an lập. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm tội của thân nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Hay là này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm tội của ngữ nghiệp có bốn phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Hay là này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm tội của ý nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

... Ví như, này các Tỷ-kheo, hòn ngọc ma-ni viên mãn, được quăng lên và rơi xuống chỗ nào, tại chỗ ấy nó khéo an lập. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do nhân thiện tư niệm, thành đạt của thân nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này.

Hay là do nhân thiện tư niệm, thành đạt của ngữ nghiệp có bốn phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

Hay là do nhân thiện tư niệm, thành đạt của ý nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

CHÚNG SINH LÀ CHỦ CỦA NGHIỆP, LÀ THỪA TỰ CỦA NGHIỆP

  •   27/03/2025 10:47:18 AM
  •   Đã xem: 49
  •   Phản hồi: 0

Này các Tỷ-kheo, các chúng sanh là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là sanh căn của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ nương tựa của nghiệp. Phàm họ làm nghiệp gì, thiện hay ác, họ là những kẻ thừa tự của nghiệp ấy.

ĐỊA NGỤC, THIÊN GIỚI

  •   26/03/2025 11:13:11 AM
  •   Đã xem: 35
  •   Phản hồi: 0

Thành tựu mười pháp, tương xứng như vậy, như vậy bị rơi vào địa ngục. Thế nào là mười?

Sát sanh… lấy của không cho… tà hạnh trong các dục… nói láo… nói hai lưỡi… nói lời thô ác… nói lời phù phiếm… tham ái… sân tâm… tà kiến…

... Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng, được sanh lên cõi Trời. Thế nào là mười?

Ðoạn tận sát sanh… đoạn tận lấy của không cho… đoạn tận tà hạnh trong các dục… đoạn tận nói láo… đoạn tận nói hai lưỡi… đoạn tận nói lời thô ác… đoạn tận nói lời phù phiếm… đoạn tận tham ái… đoạn tận sân tâm… chánh kiến…

THIỆN, BẤT THIỆN

  •   25/03/2025 01:02:06 PM
  •   Đã xem: 39
  •   Phản hồi: 0

Này các Tỷ-kheo, thế nào là không lành? Sát sanh, lấy của không cho… tà kiến. Này các Tỷ-kheo đây gọi là không lành.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lành? Từ bỏ sát sanh… có chánh kiến.

BỐ THÍ, LÀM CÁC LỄ CÚNG CHO NGƯỜI CHẾT, CÓ LỢI ÍCH GÌ?

  •   24/03/2025 12:47:49 PM
  •   Đã xem: 36
  •   Phản hồi: 0

… Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến.

Người ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc.

Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh cộng trú với các loài voi… ngựa… bò… các loài gia cầm. Vị ấy tại đấy, được các món ăn, các đồ uống, vòng hoa, các đồ trang sức khác.

Vì rằng, này Bà-la-môn, có sát sanh, có lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, có nói láo, có nói hai lưỡi, có nói lời độc ác, có nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào cộng trú với các loài gia cầm.

Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn với các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc, nên tại đấy vị ấy được đồ ăn, đồ uống, vòng hoa, các loại trang sức khác…


Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây