MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON
BA CÂY CHỤM LẠI NÊN HÒN NÚI CAO

Các Lợi Ích Lớn Của Việc Thường Nghe Pháp

Thứ sáu - 05/04/2024 09:24
[Tu hành đúng chánh Phật pháp] - Một người do được nghe các pháp bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập, có bốn lợi ích này được chờ đợi. Vị ấy khi mạng chung bị thất niệm, được sanh cộng trú với một loại Thiên nhân. Tại đấy...


 
Tóm tắt: các lợi ích to lớn của việc thường nghe pháp; cách kiểm tra một người có tu thật hay không (giữ giới hay phá giới), có thanh tịnh liêm khiết hay không, có sức kiên trì hay không, có trí tuệ hay không.
 
- Nghe với tai: một người do được nghe các pháp bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập, có bốn lợi ích này được chờ đợi. Vị ấy khi mạng chung bị thất niệm, được sanh cộng trú với một loại Thiên nhân. Tại đấy:
 
* Các vị sống an lạc đọc các pháp cú cho vị ấy.
 
* Hoặc là có tỳ kheo có thần thông, đã đạt được tâm tự tại, thuyết pháp cho hội chúng chư thiên.
 
* Hoặc là có một Thiên tử thuyết pháp cho hội chúng chư thiên.
 
* Hoặc là có người được hóa sanh, nhắc nhở khiến cho nhớ lại hóa sanh.
 
Nhờ vậy, chậm chạp niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.
 
- Có 4 trường hợp này để kiểm tra một con người:
 
* Do sống cùng, ở gần, trong một thời gian dài, tập trung với trí tuệ, sẽ biết được người ấy giữ giới hay phá giới, bẻ vụn giới, cắt xén giới.
 
* Cùng chung làm một nghề, trong một thời gian dài, tập trung với trí tuệ, sẽ biết được thanh tịnh liêm khiết của người ấy.
 
* Trong các hoạn nạn sẽ biết được sức kiên trì của người ấy.
 
* Do đàm luận, trong một thời gian dài, tập trung với trí tuệ, sẽ biết được trí tuệ của người ấy.
 
Tóm tắt từ: Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Bốn Pháp - Phẩm 20: Đại Phẩm - Đoạn 1, 2.

 
**************************************************

Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Bốn Pháp - Phẩm 20: Đại Phẩm - Đoạn 1, 2
 
(I) (191) Nghe Với Tai
 
1.- Này các Tỷ-kheo, các pháp do được nghe bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập, có bốn lợi ích được chờ đợi. Thế nào là bốn?
 
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh: ứng tụng ... Phương quảng. Các pháp ấy, vị ấy được nghe bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập. Vị ấy khi mạng chung bị thất niệm, được sanh cộng trú với một loại Thiên nhân. Tại đấy, các vị sống an lạc đọc các pháp cú cho vị ấy. Này các Tỷ-kheo, chậm chạp niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.
 
Này các Tỷ-kheo, do được nghe các pháp bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập; đây là lợi ích thứ nhất được chờ đợi.
 
2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh: ứng tụng ... Phương quảng. Các pháp ấy, vị ấy được nghe bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập. Vị ấy khi mạng chung bị thất niệm, được sanh cộng trú với một loại Thiên nhân. Tại đấy, các vị sống an lạc không đọc các pháp cú cho vị ấy. Nhưng có Tỷ-kheo có thần thông, đã đạt được tâm tự tại, thuyết pháp cho hội chúng chư Thiên. Vị ấy sung sướng nghĩ như sau: "Đây chính là Pháp và Luật mà trước đây ta đã sống Phạm hạnh". Này các Tỷ-kheo, chậm chạp niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.
 
Ví như, này các Tỷ-kheo, một người thiện xảo về tiếng trống. Người ấy trong khi đi giữa đường có thể nghe được tiếng trống. Người ấy không có nghi ngờ, không có do dự, đó là tiếng trống hay không phải là tiếng trống. Người ấy đi đến kết luận: "Đây là tiếng trống". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh: ứng tụng ... Phương quảng. Các pháp ấy, vị ấy được nghe bằng tai ... chúng sanh ấy đi đến thù thắng.
 
Này các Tỷ-kheo, do được nghe các pháp bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập, đây là lợi ích thứ hai được chờ đợi.
 
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh: ứng tụng ... Phương quảng. Các pháp ấy, vị ấy được nghe bằng tai, được tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập ... nhưng không có Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại thuyết pháp cho hội chúng chư Thiên; và một Thiên tử thuyết pháp cho hội chúng chư thiên. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Đây chính là Pháp và Luật mà trước đây ta đã sống Phạm hạnh". Chậm chạp, này các Tỷ-kheo niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.
 
Ví như, này các Tỷ-kheo, một người thiện xảo về tiếng tù và. Người ấy trong khi đi giữa đường có thể nghe được tiếng tù và. Người ấy không có nghi ngờ, không có do dự, đó là tiếng tù và hay không phải là tiếng tù và. Người ấy đi đến kết luận: "Đây là tiếng tù và". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh: ứng tụng ... Phương quảng. Các pháp ấy, vị ấy được nghe bằng tai, được tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập ... nhưng không có Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại thuyết pháp cho hội chúng chư Thiên; và một Thiên tử thuyết pháp cho hội chúng chư thiên. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Đây chính là Pháp và Luật mà trước đây ta đã sống Phạm hạnh". Này các Tỷ-kheo, chậm chạp niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.
 
Này các Tỷ-kheo, do được nghe bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập; đây là lợi ích thứ ba được chờ đợi.
 
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh: ứng tụng ... Phương quảng. Các pháp ấy, được nghe bằng tai, được tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập ... nhưng không có Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại thuyết pháp cho hội chúng chư Thiên; và không có Thiên tử thuyết pháp cho hội chúng chư thiên. Nhưng có thể có người được hóa sanh, nhắc nhở khiến cho nhớ lại hóa sanh: "Này bạn, bạn có nhớ không? Này bạn, bạn có nhớ không, tại chỗ ấy chúng ta đã sống Phạm hạnh?". Vị ấy trả lời: "Này bạn, tôi nhớ! Này bạn, tôi nhớ". Chậm chạp, này các Tỷ-kheo, niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.
 
Ví như, này các Tỷ-kheo, hai người bạn cùng chơi trò chơi đất bùn, hai người vào một thời nào, một chỗ nào được gặp nhau. Người bạn này có thể nói với người bạn kia: "Này bạn, bạn có nhớ cái này không? Này bạn, bạn có nhớ cái này không?". Người ấy có thể trả lời: "Này bạn, tôi có nhớ! Này bạn, tôi có nhớ!". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh: ứng tụng ... Phương quảng. Các pháp ấy, do được nghe bằng tai, được tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập ... nhưng không có Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại thuyết pháp cho hội chúng chư Thiên; và không có Thiên tử thuyết pháp cho hội chúng chư thiên. Nhưng có thể có người được hóa sanh, nhắc nhở cho nhớ lại sự hoá sanh : ''Này bạn, bạn có nhớ không? Này bạn, bạn có nhớ không, tại chỗ ấy chúng ta đã sống Phạm hạnh?". Vị ấy trả lời: "Này bạn, tôi nhớ! Này bạn, tôi nhớ". Chậm chạp, này các Tỷ-kheo, niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.
 
Này các Tỷ-kheo, do được nghe các pháp bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập; đây là lợi ích thứ tư được chờ đợi.
 
Này các Tỷ-kheo, do được nghe các pháp bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập; có bốn lợi ích này được chờ đợi.
 
(II) (192) Trường Hợp
 
1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn trường hợp này, cần phải được hiểu với bốn trường hợp. Thế nào là bốn?
 
Này các Tỷ-kheo, với cộng trú, giới cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ.
 
Này các Tỷ-kheo, với cùng một nghề, thanh tịnh liêm khiết cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ.
 
Này các Tỷ-kheo, trong những hoạn nạn, sức kiên trì cần phải được hiểu biết, như vậy trong một thời gian dài ... với liệt tuệ.
 
Này các Tỷ-kheo, với đàm luận, trí tuệ cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài ... với liệt tuệ.
 
2. Này các Tỷ-kheo, với cộng trú, giới cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ, như vậy được nói đến ... Do duyên gì được nói đến như vậy?
 
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người do cộng trú với một người khác biết được như sau: "Trong một thời gian dài, vị Tôn giả này làm giới bị bể vụn, làm giới bị cắt xén, làm giới bị vết nhơ, làm giới bị chấm, đen, làm việc không có liên tục, hạnh kiểm không có liên tục trong các giới. Ác giới là Tôn giả, Tôn giả này không giữ giới".
 
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, người này do cộng trú với người kia, biết như sau: "Trong một thời gian dài, vị Tôn giả này không làm giới bị bể vụn, không làm giới bị cắt xén, không làm giới bị vết nhơ, không làm giới bị chấm, đen, làm việc có liên tục, hạnh kiểm có liên tục trong các giới. Giữ giới là Tôn giả này, Tôn giả này không phải ác giới".
 
Này các Tỷ-kheo, với cộng trú giới cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không có tác ý vấn đề khác, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ. Như vậy được nói đến, do duyên này được nói đến như vậy.
 
3. Này các Tỷ-kheo, với cùng chung làm một nghề, thanh tịnh liêm khiết cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian ... với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?
 
Ở đây, này các Tỷ-kheo, một người do cùng làm một nghề với một người khác, biết được như sau: "Khác thay, vị Tôn giả này khi làm việc với một người; khác thay, với hai người; khác thay, với ba người; khác thay, với nhiều người, làm trái ngược là vị Tôn giả này, các sở hành trước khác với sở hành sau. Không thanh tịnh là sở hành của vị Tôn giả này. Vị Tôn giả này có sở hành không thanh tịnh. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, một người do cùng làm một nghề với một người khác, biết được như sau: "Như thế nào, Tôn giả này khi làm việc với một người, như thế ấy với hai người, như thế ấy với ba người, như thế ấy với nhiều người, không làm trái ngược là vị Tôn giả này, các sở hành trước giống với sở hành sau. Thanh tịnh là sở hành của vị Tôn giả này."
 
Này các Tỷ-kheo, với cùng chung làm một nghề, thanh tịnh liêm khiết cần phải được hiểu biết, như vậy trong một thời gian dài ... với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.
 
4. Này các Tỷ-kheo, trong các hoạn nạn, sức kiên trì cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian ... với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?
 
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, suy nghĩ như sau: "Bản chất như vậy là sự an trú thế giới này; Bản chất như vậy là bản tánh tự ngã có được này; Bản chất như vậy là sự an trú thế giới. Bản chất như vậy là có được bản tánh tự ngã. Tám thế giới pháp này vận chuyển thế giới, và thế giới vận chuyển tám pháp, tức là, lợi và thất lợi, không danh tiếng và danh tiếng, chê và khen, lạc và khổ". Người ấy, cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, sầu muộn, than van, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh.
 
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có người cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, suy nghĩ như sau: "Bản chất như vậy là sự an trú thế giới ... lạc và khổ". Người ấy cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, không sầu muộn, không than van, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh.
 
Này các Tỷ-kheo, trong các hoạn nạn, sức mạnh kiên trì cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian dài ... với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.
 
5. Này các Tỷ-kheo, trong đàm luận, trí tuệ cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian ... với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?
 
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, do đàm luận với một người khác, biết như vầy: "Vị Tôn giả này, đối một câu hỏi như vậy, phản ứng là như vậy, giải đáp câu hỏi là như vậy, thời liệt tuệ là Tôn giả này, Tôn giả này không có trí tuệ. Vì sao? Vì Tôn giả này không nói lên câu nghĩa sâu sắc an tịnh, thù thắng, vượt ngoài lý luận suông, tế nhị, được người hiền trí cảm thọ. Còn về pháp, vị này thuyết giảng, vị ấy không có khả năng, hoặc tóm tắt, hoặc rộng rãi, nói lên ý nghĩa, thuyết giảng, trình bày, an lập, mở rộng, phân tích, phát lộ. Liệt tuệ là vị Tôn giả này, vị Tôn giả này không có trí tuệ". Ví như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt, đứng trên bờ một hồ nước, thấy một con cá nhỏ nổi lên, người ấy suy nghĩ như sau: "Như vậy, con cá này nổi lên; như vậy, làm cho gợn sóng; như vậy là độ nhanh của nó. Nhỏ bé là con cá này, con cá này không lớn".
 
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có người do đàm luận với một người khác, biết như vầy: "Vị Tôn giả này, đối một câu hỏi như vậy, phản ứng là như vậy, giải đáp câu hỏi là như vậy, thời có trí tuệ là Tôn giả này, Tôn giả này không phải là liệt tuệ. Vì sao? Vì Tôn giả này nói lên câu nghĩa sâu sắc an tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người hiền trí cảm thọ. Còn về pháp, vị này thuyết giảng, vị này có khả năng, hoặc tóm tắt, hoặc rộng rãi, nói lên ý nghĩa, thuyết giảng, trình bày, an lập, mở rộng, phân tích, phát lộ. Có trí tuệ là vị Tôn giả này, vị Tôn giả này không phải là liệt tuệ". Ví như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt, đứng trên bờ một hồ nước, thấy một con cá lớn nổi lên, người ấy suy nghĩ như sau: "Như vậy, con cá này nổi lên; như vậy, con cá này làm cho gợn sóng; như vậy là độ nhanh của nó. To lớn là con cá này, con cá này không nhỏ".
 
Này các Tỷ-kheo, trong đàm luận, trí tuệ cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không phải không tác ý với trí tuệ, không phải với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.
 
Có bốn trường hợp này, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu với bốn trường hợp này.
 
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây