Tu hành đúng chánh Phật phápNhững ghi chép ngắn gọn, đúc kết từ những bài giảng của Trưởng Lão Thích Thông Lạc, giúp cho người mới tìm đến đạo Phật biết được khởi đầu nên trang bị những hiểu biết gì, tu tập những pháp nào, pháp nào là trọng tâm, pháp nào cần tu trước, pháp nào cần t
Thứ hai, 11/11/2024, 17:09
Tu hành đúng chánh Phật pháp
MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON
BA CÂY CHỤM LẠI NÊN HÒN NÚI CAO
Không Còn Bị Đọa Lạc, Quyết Chắc Đạt Được Giác Ngộ
Thứ ba - 29/10/2024 11:43
[Tu hành đúng chánh Phật pháp] - Chư Thiên nào thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật, thành tựu lòng tịnh tín đối với Pháp, thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với các Giới được bậc trí ái kính, chư Thiên ấy có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”.
Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Sáu Pháp - Phẩm 4: Phẩm Chư Thiên
(I) (31) Hữu Học
1. – Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa Tỷ-kheo hữu học đến thối đọa. Thế nào là sáu?
2. Ưa công việc, ưa nói chuyện, ưa ngủ, ưa hội chúng, các căn không phòng hộ, ăn uống không tiết độ.
Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa Tỷ-kheo hữu học đến thối đọa.
3. Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa Tỷ-kheo hữu học đến thối đọa. Thế nào là sáu?
4. Không ưa công việc, không ưa nói chuyện, không ưa ngủ nghỉ, không ưa hội chúng, các căn có phòng hộ, ăn uống có tiết độ.
Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa Tỷ-kheo hữu học đến thối đọa.
(II) (32) Không Thối Ðọa (1)
1. Rồi một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần tàn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên nhân ấy bạch Thế Tôn: “Có sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa. Thế nào là sáu? Kính trọng Ðạo Sư, kính trọng Pháp, kính trọng chúng Tăng, kính trọng học pháp, kính trọng không phóng dật, kính trọng tiếp đón. Sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa.
Thiên nhân ấy nói như vậy, Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Rồi Thiên nhân ấy nghĩ rằng: “Bậc Ðạo Sư đã chấp nhận ta”, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ.
2. Rồi Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã qua, gọi các Tỷ-kheo:
– Ðêm nay, này các Tỷ-kheo, có một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần tàn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Ta; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy nói với Ta: “Có sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa. Thế nào là sáu? Kính trọng Ðạo Sư, kính trọng Pháp, kính trọng chúng Tăng, kính trọng học pháp, kính trọng không phóng dật, kính trọng tiếp đón. Sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa”. Này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy nói như vậy. Nói như vậy xong, vị ấy đảnh lễ Ta, thân bên hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.
Tỷ-kheo kính Ðạo Sư,
Cung kính Pháp và Tăng,
Học pháp không phóng dật,
Cung kính nghinh tiếp đón,
Không thể bị thối đọa,
Nhất định gần Niết-bàn.
(III) (33) Không Thối Ðọa (2)
1. – Ðêm nay, này các Tỷ-kheo, một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần tàn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Ta; sau khi đến đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy thưa với Ta: “Có sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa. Thế nào là sáu? Kính trọng Ðạo Sư, kính trọng Pháp, kính trọng chúng Tăng, kính trọng học pháp, kính trọng hổ thẹn, kính trọng sợ hãi. Sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa”. Này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy nói như vậy. Nói như vậy xong, vị ấy đảnh lễ Ta, thân bên hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.
Cung kính bậc Ðạo Sư,
Cung kính lớn Pháp Tăng,
Ðầy đủ tàm và quý
Kính nhường và cung kính,
Không thể bị thối đọa,
Nhất định gần Niết-bàn.
(IV) (34) Ðại Mục Kiền Liên
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Jetavana, chỗ khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna trong khi độc cư thiền tịnh, những suy nghĩ như sau được khởi lên: “Có bao nhiêu chư Thiên có trí như sau: ‘Ta là bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc đạt được giác ngộ?’ “
Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo Tissa mệnh chung không bao lâu, được lên một Phạm thiên giới. Tại đấy, họ biết vị ấy là: “Phạm thiên Tissa, có đại thần lực, có đại uy lực”.
2. Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna, ví như người lực sĩ duỗi bàn tay đang co lại hay co lại bàn tay đang duỗi ra, cũng vậy biến mất ở Jetavana và hiện ra ở Phạm thiên giới ấy. Phạm thiên Tissa thấy Tôn giả Mahà Moggallàna từ xa đi đến; sau khi thấy, nói Tôn giả Mahà Moggallàna:
– Hãy đến, bạn Moggallàna! Thiện lai, bạn Moggallàna! Ðã lâu, bạn Moggallàna, mới tạo cơ hội này, tức là đến đây. Này bạn Moggallàna, hãy ngồi trên chỗ đã soạn này!
Tôn giả Mahà Moggalàna ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Phạm thiên Tissa đảnh lễ Tôn giả Mahà Moggallàna, rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Mahà Moggallàna nói với Phạm thiên đang ngồi một bên:
– Có bao nhiêu Thiện nhân, này Tissa, có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”?
– Này bạn Moggallàna, bốn Thiên vương có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”.
– Này Tissa, có phải tất cả Bốn Thiên vương đều có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”?
– Này bạn Moggallàna, không phải tất cả Bốn Thiên vương đều có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc đạt đến giác ngộ”. Này bạn Moggallana, Bốn Thiên vương nào không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật, không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, không thành tựu các Giới Luật được các bậc Thánh ái kính, Bốn Thiên vương ấy không có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”. Và này bạn Moggallàna, Bốn Thiên vương nào thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật, thành tựu lòng tịnh tín đối với Pháp, thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với các Giới được bậc trí ái kính, Bốn Thiên vương ấy có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”.
– Này Tissa, có phải chỉ có Bốn Thiên vương mới có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”, hay các chư thiên ở cõi trời Ba mươi ba… hay các chư Thiên Dạ-ma… hay các chư Thiên ở cõi Tusità (Ðâu-suất)… hay chư thiên Hóa lạc hay chư Thiên Tha Hóa Tự tại… cũng có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”?
– Này bạn Moggallàna, chư Thiên Tha hóa Tự tại có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”.
– Này Tissa, có phải tất cả chư Thiên Tha hóa Tự tại đều có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc đạt đến giác ngộ”?
– Này bạn Moggallàna, không phải tất cả chư Thiên Tha hóa Tự tại đều có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”. Này bạn Moggallàna, chư thiên Tha hóa Tự tại nào không thành tựu lòng tịnh tín bất động với đức Phật, không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với các Giới được các bậc Thánh ái kính, các chư Thiên ấy không có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”. Và này bạn Moggallàna, chư thiên Tha hóa Tự tại nào thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật, thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, thành tựu các Giới được các bậc Thánh ái kính, chỉ những chư Thiên ấy mới có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”.
3. Rồi Tôn giả Mahà Moggalàna sau khi hoan hỷ tín thọ lời nói của Phạm thiên Tissa, như một người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, cũng vậy, biến mất tại Phạm thiên giới và hiện ra tại Jetavana.
(V) (35) Minh Phần
1. – Có sáu pháp này thuộc về minh phần. Thế nào là sáu?
Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, là thuộc về minh phần.
(VI) (36) Gốc Rễ Của Ðấu Tranh
1. – Có sáu gốc rễ đấu tranh này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là sáu?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo phẫn nộ và hiềm hận.
Này các Tỷ-kheo, ở đây, vị Tỷ-kheo phẫn nộ, hiềm hận. Này các Tỷ-kheo, ai phẫn nộ, hiềm hận, vị ấy sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư, sống không cung kính, không tùy thuận Pháp, sống không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các Học pháp. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư, không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các Học pháp, vị ấy khởi lên tranh luận giữa chư Tăng. Tranh luận như vậy khiến nhiều người không hạnh phúc, khiến nhiều người không an lạc, khiến nhiều người không lợi ích, khiến chư Thiên và loài Người không hạnh phúc và đau khổ. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy thấy ác tranh căn ấy giữa các Thầy hay ngoài các Thầy, này các Tỷ-kheo, các Thầy phải cố gắng đoạn trừ ác tranh căn ấy. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy không thấy ác tranh căn ấy giữa các Thầy hay ngoài các Thấy, này các Tỷ kheo, các Thầy hãy tác động đừng cho ác tranh căn ấy có cơ hội làm hại trong tương lai. Như vậy là đoạn tận ác tranh căn ấy. Như vậy là ngăn chận nguy hại ác tránh căn ấy trong tương lai.
3. Này các Tỷ-kheo, lại nữa, vị Tỷ-kheo giả dối và não hại… tật đố và xan tham… lừa đảo và man trá… ác dục và tà kiến… chấp trước sở kiến, kiên trì gìn giữ, rất khó rời bỏ. Này các Hiền giả, Tỷ-kheo chấp trước sở kiến, kiên trì gìn giữ, rất khó rời bỏ, vị ấy sống không cung kính, không tùy thuận bậc đạo Sư, không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các Học pháp. Này các Hiền giả, Tỷ-kheo không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư… Pháp… Tăng… không thành tựu đầy đủ các Học pháp, vị ấy khởi lên tranh luận giữa chư Tăng. Tranh luận như vậy khiến nhiều người không hạnh phúc, khiến nhiều người không an lạc, khiến nhiều người không ích lợi, khiến chư Thiên và loài Người không hạnh phúc và đau khổ. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy thấy được ác tranh căn ấy giữa các Thầy hay ngoài các Thầy, các Thầy phải cố gắng đoạn trừ ác tranh căn ấy. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy không thấy ác tranh căn ấy giữa các Thầy hay ngoài các Thầy, các Thầy hãy gìn giữ đừng cho ác tranh căn ấy có cơ hội làm hại trong tương lai. Như vậy là sự đoạn tận ác tránh căn ấy. Như vậy là ngăn chặn nguy hại ác tranh căn ấy trong tương lai.
Này các Tỷ-kheo, đây là sáu tranh căn.
(VII) (37) Bố Thí
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Jetavata, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, mẹ của Nanda, nữ gia chủ người Velukandaki làm một thí vật gồm có sáu phần cho chúng Tỷ-kheo Tăng, cầm đầu là Sariputta và Moggallàna. Thế Tôn với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy mẹ của Nanda, nữ gia chủ người Velukandaki làm một thí vật gồm có sáu phần cho chúng Tỷ-kheo Tăng, cầm đầu là Sàriputta và Moggallàna. Sau khi thấy vậy Thế Tôn liền bảo các Tỷ-kheo:
– Có mẹ của Nanda, nữ gia chủ người Velukandaki làm một thí vật gồm có sáu phần cho chúng Tỷ-kheo Tăng, cầm đầu là Sàriputta và Moggallàna. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thí vật gồm có sáu phần cho chúng Tỷ-kheo Tăng?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có ba phần thuộc người bố thí và có ba phần thuộc người nhận đồ bố thí. Thế nào là ba phần thuộc về người bố thí? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bố thí, trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ. Ðây là ba phần của người bố thí. Thế nào là ba phần của người nhận bố thí? Ở đây, này các Tỷ-kheo, những người nhận vật bố thí, đã được ly tham hay đang thực hành hạnh ly tham; đã được ly sân hay đang thực hành hạnh ly sân; đã được ly si hay đang thực hành hạnh ly si. Ðây là ba phần của những người nhận vật bố thí. Như vậy là ba phần của người bố thí và ba phần của những người nhận được vật bố thí. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là thí vật gồm có sáu phần.
3. Như vậy, này các Tỷ-kheo, thực không dễ gì nắm được số lượng về công đức một thí vật gồm có sáu phần như vậy: “Có chừng ấy nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện, món ăn an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc”; vì rằng cả khối công đức lớn được xem là vô số, vô lượng. Ví như, này các Tỷ-kheo, trong biển lớn, thật không dễ gì nắm lấy một số lượng nước và nói rằng: “Có chừng ấy thùng nước, hay có chừng ấy trăm thùng nước, hay có chừng ấy ngàn thùng nước, hay có chừng ấy trăm ngàn thùng nước”; vì rằng, cả khối lượng lớn nước được xem là vô số, vô lượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì để nắm được số lượng về công đức của một thí vật gồm sáu phần như vậy: “Có chừng ấy nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện, món ăn lạc. thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc an lạc”; vì rằng cả khối công đức lớn được xem là vô số, vô lượng.
Trước bố thí, ý vui,
Khi bố thí, tâm tín.
Sau bố thí, hoan hỷ,
Ðây lễ thí đầy đủ.
Ly tham và ly sân,
Ly si, không lậu hoặc,
Vị Phạm hạnh chế ngự
Là ruộng phước lễ thí.
Nếu tự thanh tịnh mình,
Tự tay mình bố thí,
Tự mình đến đời sau,
Lễ thí vậy, quả lớn.
Lễ thí vậy, bậc trí,
Với tín, tâm giải thoát,
Không hận thù, an lạc,
Bậc Hiền sanh ở đời.
(VIII) (38) Tự Làm
1. Rồi một vị Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
2. – Thưa Tôn giả Gatama, tôi nói như sau, có tri kiến như sau: “Không có tự mình làm, không có người khác làm”.
– Này Bà-la-môn, Ta không bao giờ thấy, không bao giờ nghe lời nói như vậy, tri kiến như vậy. Sao người ta có thể tự mình bước tới, hay tự mình bước lui, lại có thể nói rằng: “Không có tự mình làm, không có người khác làm”? Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn, có phát khởi giới hay không? (Có vấn đề khởi sự bắt đầu không?)
– Thưa có, thưa Tôn giả.
Nếu đã có sự khởi sự, thời các loài hữu tình có được nêu rõ là có khởi sự không?
– Thưa có, thưa Tôn giả.
– Này Bà-la-môn, đã có khởi sự, các loài hữu tình có được nêu rõ là có khởi sự, thời đây là tự mình làm, đây là người khác làm của các loài hữu tình. Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn, có sự khởi xuất giới… có sự khởi nhập giới… có sự nỗ lực giới… có sự kiên trì giới… có sự dõng tiến giới hay không?
– Thưa có, thưa Tôn giả.
– Này Bà-la-môn, nếu đã có sự dõng tiến giới, thời các loài hữu tình có được nêu rõ có sự dõng tiến giới không?
– Thưa có, thưa Tôn giả.
– Này Bà-la-môn, đã có sự dõng tiến giới, các loài hữu tình có được nêu rõ là có sự dõng tiến giới, thời đây là tự mình làm, đây là người khác làm của các loài hữu tình. Này Bà-la-môn, Ta không bao giờ thấy, không bao giờ nghe nói như vậy, tri kiến như vậy. Sao người ta lại có thể tự mình bước tới, tự mình bước lui lại có thể nói rằng: “Không có tự mình làm, không có người khác làm”.
– Thật vi diệu thay, Thưa Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Gotama… Từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
(IX) (39) Nhân Duyên
1. – Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp khởi lên. Thế nào là ba?
2. Tham là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên. Sân là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên. Si là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải từ tham, không tham khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ tham, chỉ có tham khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải từ sân, không sân khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ sân, chỉ có sân khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải từ si, không si khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ si, chỉ có si khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải do nghiệp từ tham sanh, không phải do nghiệp từ sân sanh, không phải do nghiệp từ si sanh, chư Thiên được nêu rõ, loài Người được nêu rõ, hay những loài khác đang ở trong thiện thú. Này các Tỷ-kheo, chính do nghiệp từ tham sanh, chính do nghiệp từ sân sanh, chính do nghiệp từ si sanh, địa ngục được nêu rõ, các loài bàng sanh được nêu rõ, các loại ngạ quỷ được nêu rõ, và các loài khác đang ở trong ác thú.
Ðây là ba nhân duyên, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp khởi lên.
3. Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp khởi lên. Thế nào là ba?
4. Không tham là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên, không sân là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên, không si là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên. Không phải từ không tham, tham khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ không tham, chỉ có không tham khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải từ không sân, sân khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ không sân, chỉ có không sân khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải từ không si, si khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ không si, chỉ có không si khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải do nghiệp từ không tham sanh, không phải do nghiệp từ không sân sanh, không phải do nghiệp từ không sân sanh, địa ngục được nêu rõ, loài bàng sanh được nêu rõ, cõi ngạ quỹ được nêu rõ, và các loài khác đang ở trong ác thú. Nhưng này các Tỷ-kheo, chính do nghiệp từ không tham sanh, chính do nghiệp từ không sân sanh, chính do nghiệp từ không si sanh, chư Thiên được nêu rõ, loài Người được nêu rõ, và các loài khác đang ở trong thiện thú.
Ðây là ba nhân duyên, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp khởi lên.
(X) (40) Tôn Giả Kimbila
1. Như vầy tôi nghe:
Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbila, tại rừng Trúc. Rồi Tôn giả Kimbila đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:
2. – Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp không còn tồn tại lâu dài?
3. – Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo sư, sống không cung kính, không tùy thuận Pháp; sống không cung kính, không tùy thuận chúng Tăng; sống không cung kính, không tùy thuận học pháp; sống không cung kính, không tùy thuận không phóng dật; sống không cung kính, không tùy thuận tiếp đón. Này Kimbila, đây là nhân, đây là duyên khiến cho khi Như Lai nhập diệt, Diệu pháp không tồn tại lâu dài.
4. – Do nhân gì, do duyên gì khi Như Lai nhập diệt, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?
5. Ở đây, này Kimbila, khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận Pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, khi Như Lai nhập diệt, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(XI) (41) Ðống Gỗ
1. Như vầy tôi nghe:
Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở Ràjagaha, tại núi Gijjhakùta. Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát cùng với số đông Tỷ-kheo, từ núi Gijjhakùta đi xuống. Tôn giả thấy tại một chỗ nọ, một đống gỗ to lớn, thấy vậy liền nói với các Tỷ-kheo:
– Này các Hiền giả, các Hiền giả có thấy đống gỗ to lớn ấy không?
– Thưa Hiền giả, có thấy.
2. – Nếu muốn, này các Hiền giả, một Tỷ-kheo có thần không, đạt được tâm tự tại có thể quán (Tập Sớ Sallakkheyya: Thắng giải, thiên về, hướng về) đống gỗ ấy thành địa đại. Vì cớ sao? Vì rằng có địa giới trong đống gỗ lớn ấy, y tựa theo đó, Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại có thể quán đống gỗ ấy thành địa đại.
3. Nếu muốn, này các Hiền giả, Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại, có thể quán đống gỗ lớn ấy thành nước… thành lửa… thành gió… thành tịnh… thành bất tịnh. Vì cớ sao? Vì rằng có bất tịnh trong đống gỗ lớn ấy, y tựa theo đó, Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại, có thể quán đống gỗ ấy thành bất tịnh.
(XII) (42) Tôn Giả Nagita
1. Như vậy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn đang bộ hành giữa các người Kosala, cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến một làng Bà-la-môn tên là Icchànangala. Tại đấy, Thế Tôn trú ở Icchànangala, trong khóm rừng Icchànangala. Các Bà-la-môn gia chủ ở Icchànangala được nghe: “Tôn giả Gotama là Thích tử, xuất gia từ gia đình họ Thích, đã đến Icchànangala, trú ở Icchànangaka trong khóm rừng Icchànagala. Về Tôn giả Gotama ấy, tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Phạm thiên giới, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và Người. Sau khi đã chứng ngộ, Ngài tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ, Ngài thuyết pháp điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch”. Tốt đẹp thay, sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy! “. Rồi các Bà-la-môn gia chủ ở Icchànangala, sau khi đêm ấy đã mãn, cầm theo rất nhiều đồ ăn loại cứng và loại mềm, đi đến khóm rừng Icchànangala, sau khi đến, đứng ở ngoài cổng vào, cao tiếng và lớn tiếng.
2. Lúc bấy giờ, Tôn giả Nàgita là thị giả của Thế Tôn. Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Nàgita:
– Này Nàgita, những ai đã cao tiếng và lớn tiếng như những người đánh cá đang giết hại cá?
– Các người ấy, bạch Thế Tôn, là các Bà-la-môn gia chủ trú ở Icchànangala đang đứng ở khu viên cổng ngoài, đem theo rất nhiều đồ ăn loại cứng và loại mềm cho Thế Tôn và chúng Tăng.
– Này Nàgita, Ta không có liên hệ gì với danh vọng và danh vọng không có liên hệ gì với Ta. Này Nàgita, những ai tìm được có khó khăn, tìm được có mệt nhọc, tìm được có phí sức an ổn lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc, mà Ta đã tìm được không khó khăn, tìm được không mệt nhọc, tìm được không phí sức, hãy để họ thọ hưởng lạc như phân ấy, thụy miên lạc, lợi dưỡng, cung kính, danh văn lạc.
– Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy chấp nhận! Thiện Thệ hãy chấp nhận! Nay Thế Tôn sẽ đi đến chỗ nào, tại chỗ ấy các Bà-la-môn gia chủ ở thị trấn và ở quốc độ cũng sẽ đi đến với tâm hướng về cúng dường. Ví như trời mưa nặng hột, và nước được chảy tùy theo chiều dốc; cũng vậy, bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn sẽ đi đến chỗ nào, tại chỗ ấy các Bà-la-môn gia chủ ở thị trấn và ở quốc độ cũng sẽ đi đến, với tâm hướng về cúng dường. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn do vì giới hạnh và trí tuệ của Thế Tôn!
– Này Nàgita, Ta không có liên hệ gì với danh vọng và danh vọng không có liên hệ gì với Ta. Này Nàgita, những ai tìm được có khó khăn, tìm được có mệt nhọc, tìm được có phí sức an ổn lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc mà Ta đã tìm được không khó khăn, tìm được không mệt nhọc, tìm được không phí sức, hãy để họ thọ hưởng lạc như phân ấy, thụy miên lạc, lợi dưỡng, cung kính, danh văn lạc.
3. Ở đây, này Nàgita, Ta thấy một Tỷ-kheo ngồi Thiền định tại trú xứ ở cuối làng. Này Nàgita, về vị ấy, Ta suy nghĩ như sau: “Nay có người coi khu vườn hay người Sa-di phá phách vị Tỷ-kheo này, làm cho vị này xuất khỏi thiền định”. Do vậy, này Nàgita, Ta không có hoan hỷ với trú xứ của vị ấy.
4. Ở đây, này Nàgita, Ta thấy một Tỷ-kheo đang ngồi ngủ ngục ở trong rừng. Này Nàgita, Ta suy nghĩ về vị ấy như sau: “Nay vị Tỷ-kheo này, sau khi đoạn trừ ngủ nghỉ và mệt nhọc, sẽ tác ý tưởng về rừng đạt được nhất tâm”. Do vậy, này Nàgita, ta hoan hỷ với trú xứ tại rừng của Tỷ-kheo ấy.
5. Ở đây, này Nàgita, Ta thấy Tỷ-kheo sống ở rừng, ngồi không Thiền định trong rừng. Này Nàgita, đối với vị ấy, Ta suy nghĩ: “Nay Tỷ-kheo này sẽ Thiền định được tâm không Thiền định, hay sẽ bảo vệ tâm đã được Thiền định”. Do vậy, này Nàgita. Ta hoan hỷ về trú xứ tại rừng của Tỷ-kheo ấy.
6. Ở đây, này Nàgita, Ta thấy Tỷ-kheo sống ở rừng ngồi với tâm Thiền định ở rừng. này Nàgita, đối với vị ấy, Ta suy nghĩ: “Nay Tỷ-kheo này sẽ giải thoát, tâm chưa được giải thoát hay sẽ bảo vệ tâm sẽ được giải thoát”. Do vậy, này Nàgita, Ta hoan hỷ về trú xứ tại rừng của Tỷ-kheo ấy.
7. Ở đây, này Nàgita, Ta thấy Tỷ-kheo sống ở cuối làng, nhận được vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, thích thú với các lợi dưỡng, cung kính, danh văn ấy, bỏ phế thiền tịnh, bỏ phế các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng, đi xuống làng, thị trấn, kinh đô để lo nuôi sống. Do vậy, này Nàgita, Ta không có hoan hỷ về trú xứ cuối làng của Tỷ-kheo ấy.
8. Ở đây, này Nàgita, Ta thấy Tỷ-kheo sống ở rừng nhận được các vật dụng cần thiết như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nhưng chận đứng các lợi dưỡng, cung kính, danh văn ấy, không bỏ phế Thiền tịnh, không bỏ phế các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng. Do vậy, này Nàgita, Ta hoan hỷ về trú xứ tại rừng của Tỷ-kheo ấy.
Nhưng khi Ta đang bước đi trên con đường, trước mặt, Ta không thấy ai; sau lưng, Ta không thấy ai; trong khi ấy, Ta cảm thấy an ổn, này Nàgita, cho đến vấn đề đi đại, tiểu tiện.