Tu hành đúng chánh Phật phápNhững ghi chép ngắn gọn, đúc kết từ những bài giảng của Trưởng Lão Thích Thông Lạc, giúp cho người mới tìm đến đạo Phật biết được khởi đầu nên trang bị những hiểu biết gì, tu tập những pháp nào, pháp nào là trọng tâm, pháp nào cần tu trước, pháp nào cần t
Thứ ba, 29/04/2025, 18:16
Tu hành đúng chánh Phật pháp
MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON
BA CÂY CHỤM LẠI NÊN HÒN NÚI CAO
Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Mười Một Pháp - Phẩm 2: Phẩm Tùy Niệm - Đoạn 8, 9, 10, 11
1. Bấy giờ có một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, có thể chăng một Tỷ-kheo chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất; trong nước, không tưởng đến nước; trong lửa, không tưởng đến lửa; trong gió, không tưởng đến gió; trong Không vô biên xứ, không tưởng đến Không vô biên xứ; trong Thức vô biên xứ, không tưởng đến Thức vô biên xứ; trong Vô sở hữu xứ, không tưởng đến Vô sở hữu xứ; trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không tưởng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong thế giới hiện tại, có thể không tưởng đến thế giới hiện tại; trong thế giới đời sau, có thể không tưởng đến thế giới đời sau; tuy vậy vị ấy vẫn có tưởng?
– Này các Tỷ-kheo, có thể như vậy, một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất; trong nước, không tưởng đến nước; trong lửa, không tưởng đến lửa; trong gió, không tưởng đến gió; trong Không vô biên xứ, không tưởng đến Không vô biên xứ; trong Thức vô biên xứ, không tưởng đến Thức vô biên xứ; trong Vô sở hữu xứ, không tưởng đến Vô sở hữu xứ; trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không tưởng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong thế giới hiện tại, không tưởng đến thế giới hiện tại; trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau; tuy vậy vị ấy vẫn có tưởng.
– Nhưng bạch Thế Tôn, như thế nào một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất…; trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau; tuy vậy vị ấy vẫn có tưởng?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tưởng như sau: “Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, sự đoạn diệt khát ái, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất; trong nước, không tưởng đến nước…; trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau. Và trong những gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý suy tư, tại đấy, vị ấy có thể không có tưởng. Tuy vậy vị ấy vẫn có tưởng.
(IX) (20) Thiền Ðịnh (2)
1. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo, có thể chăng một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất; trong nước, có thể không tưởng đến nước; trong lửa, có thể không tưởng đến lửa; trong gió, có thể không tưởng đến gió; trong Không vô biên xứ, có thể không tưởng đến Không vô biên xứ; trong Thức vô biên xứ, có thể không tưởng đến Thức vô biên xứ; trong Vô sở hữu xứ, có thể không tưởng đến Vô sở hữu xứ; trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, có thể không tưởng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong thế giới hiện tại, có thể không tưởng đến thế giới hiện tại; trong thế giới đời sau, có thể không tưởng đến thế giới đời sau. Phàm cái gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý suy tư. Tại đấy, vị ấy có thể không có tưởng. Tuy vậy vị ấy vẫn có tưởng?
2. Này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất…; được ý suy tư. Tại đấy, vị ấy không có tưởng. Tuy vậy vị ấy vẫn có tưởng.
– Như thế nào, bạch Thế Tôn, một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất…; được ý suy tư. Tại đấy, vị ấy không có tưởng. Tuy vậy vị ấy vẫn có tưởng?
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo,. Tỷ-kheo tưởng như sau: “”Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, sự đoạn diệt khát ái, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất; trong nước, không tưởng đến nước…; được ý suy tư, tại đấy, vị ấy có thể không có tưởng. Tuy vậy vị ấy vẫn có tưởng.
(X) (21) Thiền Ðịnh (3)
1. Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Tôn giả Sàriputta… (như kinh số 7, chương mười pháp, chỉ khác đây là Tôn giả Sàriputta).
(XI) (22) Thiền Ðịnh (4)
1. Tại đấy, Tôn giả Sàriputta nói với các Tỷ-kheo:
– Này chư Hiền, có thể chăng một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định… được ý suy tư. Tại đấy, vị ấy có thể không có tưởng; tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng?
– Thưa Hiền giả, chúng tôi từ xa đi đến để được biết ý nghĩa của lời nói này từ Tôn giả Sàriputta. Lành thay, nếu ý nghĩa lời nói này được Tôn giả Sàriputta nói lên. Sau khi nghe Tôn giả Sàriputta, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
– Vậy này chư Hiền, hãy nghe và khéo tác ý, tôi sẽ nói.
– Thưa vâng, Hiền giả, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau:
2. Này các Hiền giả, Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất… được ý suy tư. Tại đấy, vị ấy có thể không có tưởng. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng.
– Như thế nào, thưa Hiền giả Sàriputta, một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất… được ý suy tư; tại đấy, vị ấy có thể không có tưởng; tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng?
– Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo tưởng như sau… (như số 20 kinh trước)… tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng.