Thật vậy, này các Tỷ-kheo, toàn bộ đống bất thiện này, này các Tỷ-kheo, tức là năm triền cái.
Lúc bấy giờ, hoàng hậu Bhaddà của vua Munda mệnh chung, được ái luyến thương yêu. Vì quá thương yêu hoàng hậu Bhaddà, vua không tắm rửa, không thoa dầu, không ăn uống, không lo các công việc, ngày đêm sầu muộn, ôm ấp thân của hoàng hậu Bhaddà...
… Phải bị già, muốn khỏi già, là một sự kiện không thể có được bởi một Sa-môn hay Bà-la-môn, bởi Ma hay Phạm thiên, hay bởi một ai ở đời…
Này các Tỷ-kheo, có năm nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện này, là món ăn an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có dung sắc, không có thể do cầu xin dung sắc hay tán thán để làm nhân đem lại dung sắc. Vị Thánh đệ tử muốn có dung sắc cần phải thực hành con đường dẫn đến dung sắc
Những ai gầy dựng tài sản với 5 lý do này, khi tài sản đi đến hoại diệt hay tăng trưởng, vị ấy không có hối hận, đời này được tán thán, đời sau được hoan hỉ, trên cảnh giới chư Thiên.
Người bố thí, người thí chủ được quần chúng ái mộ và ưa thích, được bậc thiện, bậc Chân nhân thân cận, được đồn tốt đẹp truyền đi, sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên cõi lành, Thiên giới...
Như vậy, này các Thiếu nữ, các con cần phải học tập. Thành tựu năm pháp này, này các Thiếu nữ, người đàn bà, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên có thân khả ái.
Dầu cho loại pháp nào, ly tham được xem là tối thượng trong tất cả pháp.
Sự việc là như vậy, này Sumanà, là vừa đủ, này Sumanà, để bố thí, là vừa đủ để làm các công đức. Chúng là những giúp ích, những công đức cho chư Thiên. Chúng là những giúp ích, những công đức cho loài Người. Chúng là những giúp ích, những công đức cho những người xuất gia.
Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này của kinh hành. Thế nào là năm? Kham nhẫn được đường trường; kham nhẫn được tinh cần; ít bệnh tật; đưa đến tiêu hóa tốt đẹp các đồ được ăn, được uống, được nhai, được nếm; định chứng được trong khi kinh hành được tồn tại lâu dài. Những pháp này, này các Tỷ-kheo là năm lợi ích của kinh hành.
Vị Thánh đệ tử sống tinh cần tinh tấn, từ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực kiên trì tinh tấn, không từ bỏ gánh nặng đối với thiện pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là tấn lực.
Thế nào là tàm lực? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng hổ thẹn, hổ thẹn đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, hổ thẹn đối với các pháp ác, bất thiện được thực hiện. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là tàm lực.
Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình sát sanh, khích lệ người khác sát sanh, chấp nhận sát sanh và tán thán sát sanh.
Bốn pháp Thánh cầu: Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị già, sau khi biết sự nguy hại của bị già, tầm cầu cái không bị già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị bệnh, sau khi biết sự nguy hại của bị bệnh, tầm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị chết, sau khi biết sự nguy hại của bị chết, tầm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình uế nhiễm, sau khi biết sự nguy hại của uế nhiễm, tầm cầu cái không bị uế nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.1
Có 4 pháp đưa đến trí tuệ tăng trưởng, giúp ích nhiều cho vị sanh ra làm người: Thân cận bậc Chân nhân, nghe diệu pháp, như lý tác ý, thực hành pháp tùy pháp.
Thế nào là nghiệp đen, quả đen? Có người làm thân hành có tổn hại, làm khẩu hành có tổn hại, làm ý hành có tổn hại, do đó sanh ra ở thế giới có tổn hại, các cảm xúc có tổn hại được cảm xúc, nên cảm thọ những cảm thọ có tổn hại, thuần nhất khổ, như những chúng sanh trong địa ngục. Đây gọi là nghiệp đen, quả đen.
Thành tựu với thân làm ác, với lời nói ác, với ý nghĩ ác, với tà kiến... như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
Bậc chân nhân là người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu... là người có lòng tin, có xấu hổ, có sợ hãi, nghe nhiều, siêng năng tinh cần, có niệm, có trí tuệ...
Chính do ái ấy, thế giới này bị hoại vong, trói buộc, rối loạn như một cuộn chỉ, rối ren như một ổ kén, quyện lại như cỏ mujia và lau sậy babbaja, không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử.
Ở đây, này Mallikà, có nữ nhân không phẫn nộ, não hại không nhiều, tuy bị nói nhiều, không có nổi nóng, không có nổi giận, không nổi sân, không sừng sộ, không gây hấn, không biểu lộ phẫn nộ, không sân hận, không bất mãn...
Những ai thân hành thanh tịnh, lời nói thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sinh sống thanh tịnh, những vị ấy có thể chứng được tri kiến vô thượng Bồ-đề.
Bạch Thế Tôn, hiền thiện là huyễn thuật dụ dỗ này. Bạch Thế Tôn, hiền lành là huyễn thuật dụ dỗ này. Con mong rằng, bạch Thế Tôn, các bà con huyết thống thân ái của con được huyễn thuật dụ dỗ này dụ dỗ. Như vậy, những bà con huyết thống của con tất cả được hạnh phúc an lạc lâu dài!
Một người do được nghe các pháp bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập, có bốn lợi ích này được chờ đợi. Vị ấy khi mạng chung bị thất niệm, được sanh cộng trú với một loại Thiên nhân. Tại đấy...
Bậc Hiền trí, Đại tuệ, không có nghĩ tự làm hại mình, không có nghĩ tự làm hại người, không có nghĩ tự mình làm hại cả hai, có suy nghĩ điều gì thời suy nghĩ lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thể thế giới.
Mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật. Nếu chúng không phù hợp với kinh, không tương xứng với Luật, thì có thể kết luận chắc chắn những lời này không phải lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.
Thế nào là đạo hành không kham nhẫn? Là hạng người chưởi mắng lại kẻ đã chưởi mắng, sân hận lại với kẻ đã sân hận, gây lộn lại với kẻ đã gây lộn. Hạng người không kham nhẫn lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát...
Ở đời, có những chúng sinh không bệnh về thân được 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm, 50 năm, 100 năm… Nhưng rất khó tìm được ở đời là những chúng sinh không tâm bệnh, dù chỉ trong một khoảnh khắc, trừ các vị đã đoạn trừ các khổ đau.